Việc đình chỉ hoạt động của hệ thống thông tin khi không có căn cứ mà gây thiệt hại cho cá nhân có liên quan thì ai phải bồi thường?
- Việc đình chỉ hoạt động của hệ thống thông tin có phải nằm trong các biện pháp bảo vệ an ninh mạng hay không?
- Việc đình chỉ hoạt động của hệ thống thông tin khi không có căn cứ mà gây thiệt hại cho cá nhân có liên quan thì ai phải bồi thường?
- An ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng và không gian mạng là gì?
Việc đình chỉ hoạt động của hệ thống thông tin có phải nằm trong các biện pháp bảo vệ an ninh mạng hay không?
Căn cứ tại điểm l khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 về biện pháp bảo vệ an ninh mạng cụ thể như sau:
Biện pháp bảo vệ an ninh mạng
1. Biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
a) Thẩm định an ninh mạng;
b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
c) Kiểm tra an ninh mạng;
d) Giám sát an ninh mạng;
đ) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
g) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
h) Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;
l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
Như vậy, việc đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật thuộc biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Việc đình chỉ hoạt động của hệ thống thông tin khi không có căn cứ mà gây thiệt hại cho cá nhân có liên quan thì ai phải bồi thường?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 53/2022/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền như sau:
Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền
1. Trường hợp áp dụng:
a) Có tài liệu chứng minh hoạt động của hệ thống thông tin là vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, an ninh mạng;
b) Hệ thống thông tin đang được sử dụng vào mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
2. Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, tạm ngừng, thu hồi tên miền có hoạt động vi phạm pháp luật về an ninh mạng.
3. Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, tạm ngừng, thu hồi tên miền.
...
đ) Việc đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin phải được lập thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm, căn cứ và được lập thành 02 bản. Cơ quan chức năng có thẩm quyền giữ một bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý hệ thống thông tin giữ một bản;
e) Việc tạm ngừng, thu hồi tên miền quốc gia trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan chức năng có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị Trung tâm Internet Việt Nam tạm ngừng, thu hồi tên miền theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.
5. Việc đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin mà không có căn cứ được quy định tại khoản 2 Điều này thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan chức năng có thẩm quyền và cán bộ có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Việc đình chỉ hoạt động của hệ thống thông tin mà không có căn cứ được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 53/2022/NĐ-CP thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan chức năng có thẩm quyền và cán bộ có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Việc đình chỉ hoạt động của hệ thống thông tin khi không có căn cứ mà gây thiệt hại cho cá nhân có liên quan thì ai phải bồi thường?
(Hình từ Internet)
An ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng và không gian mạng là gì?
An ninh mạng được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bảo vệ an ninh mạng theo quy định của khoản 2 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.
Không gian mạng được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?