Việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây ăn quả được tiến hành định kỳ bao nhiêu ngày một lần?

Cho anh hỏi đối với cây ăn quả thì cần tiến hành điều tra sinh vật gây hại mấy ngày một lần? Khu vực điều tra được quy định như thế nào? Số mẫu điều tra sinh vật gây hại và cách điều tra tại một điểm đối với các loại cây ăn quả như cam, chanh được quy định ra sao? - Câu hỏi của anh Chí (Hà Nội).

Việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây ăn quả được tiến hành định kỳ mấy ngày một lần?

Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-4:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 4: Nhóm cây ăn quả, thời gian điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây ăn quả được quy định như sau:

Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ: Điều tra 7 ngày/lần trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.
- Điều tra bổ sung: Tiến hành điều tra vào các giai đoạn xung yếu của cây ăn quả và trước, trong, sau cao điểm xuất hiện sinh vật gây hại. Tùy thuộc vào tình hình sinh vật gây hại ở từng địa phương để xác định đối tượng và thời điểm điều tra bổ sung cho phù hợp.

Theo đó, có thể thấy việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây ăn quả được tiến hành định kỳ 7 ngày 1 lần trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.

Ngoài ra, vào các giai đoạn xung yếu của cây ăn quả và trước, trong, sau cao điểm xuất hiện sinh vật gây hại, có thể tiến hành điều tra bổ sung tùy thuộc vào tình hình sinh vật gây hại ở từng địa phương để xác định đối tượng và thời điểm điều tra bổ sung cho phù hợp.

Việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây ăn quả được tiến hành định kỳ mấy ngày một lần?

Việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây ăn quả được tiến hành định kỳ mấy ngày một lần? (Hình từ Internet)

Khu vực điều tra sinh vật gây hại đối với nhóm cây ăn quả được quy định như thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-4:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 4: Nhóm cây ăn quả, khu vực điều tra sinh vật gây hại được quy định cụ thể đối với từng loại nhóm cây ăn quả, bao gồm:

Khu vực điều tra
5.3.1 Đối với cây ăn quả ngắn ngày
- Vùng chuyên canh: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 2 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
- Vùng không chuyên canh: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 0,5 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
5.3.2 Đối với cây ăn quả dài ngày
- Vùng chuyên canh: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 5 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
- Vùng không chuyên canh: Chọn khu vực gieo, trồng có diện tích từ 2 ha trở lên đại diện cho các yếu tố điều tra chính.

Có thể thấy, đối với cây ăn quả dài ngày và cây ăn quả ngắn ngày, khu vực điều tra sinh vật gây hại cũng được quy định tương ứng khác nhau.

Số mẫu điều tra sinh vật gây hại đối với cây ăn quả có múi được quy định như thế nào?

Đối với cây ăn quả có múi, số mẫu điều tra và cách điều tra của một điểm được quy định cụ thể tại tiểu mục 5.5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13268-4:2021 về Bảo vệ thực vật - Phương pháp điều tra sinh vật gây hại - Phần 4: Nhóm cây ăn quả

Cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi và cây ăn quả có múi khác)
5.5.1.1 Nhóm sâu hại trên cành lá, lộc non, hoa, quả
- Số mẫu điều tra của 1 điểm:
+ Vườn ươm:
* Với khu vực gieo hạt: 1 khung (40 cm x 50 cm)/điểm.
* Với khu vực cây ra ngôi: 1 m2/điểm.
+ Vườn kiến thiết cơ bản: 3 cây/điểm (điều tra toàn bộ cây).
+ Vườn kinh doanh: 1 cây/điểm (4 hướng/cây, mỗi hướng chọn 1 cành nằm ở tầng giữa của tán cây).
- Cách điều tra:
+ Đối với sâu ăn lá, lộc non, hoa, quả: Đếm trực tiếp số lượng và phân loại từng pha phát dục của sâu có trên từng cây trong điểm điều tra. Tính mật độ theo Phụ lục A.
+ Đối với rệp muội, rệp sáp: Đếm trực tiếp số lượng lá, cây bị hại và phân cấp các lá, cây bị hại đó. Phân cấp lá, cây bị hại theo Phụ lục B.
5.5.1.2 Nhóm sâu hại thân, cành
- Số mẫu điều tra của 1 điểm:
+ Vườn cây kiến thiết cơ bản: 3 cây/điểm.
+ Vườn cây kinh doanh:
* Sinh vật gây hại thân: 3 cây/điểm.
* Sinh vật gây hại cảnh: 1 cây/điểm (4 hướng/cây, mỗi hướng chọn 1 cành nằm ở tầng giữa của tán cây).
- Cách điều tra:
+ Vườn kiến thiết cơ bản: Điều tra toàn bộ thân cây.
+ Vườn cây kinh doanh:
* Sâu hại thân: Điều tra từ gốc cây sát mặt đất trở lên đến hết thân chính. Tính mật độ theo Phụ lục A.
* Sâu hại cành: Điều tra tất cả các cành cấp 2, 3, 4, ... có trên cành cấp 1 đã chọn để điều tra. Tính mật độ theo Phụ lục A.
5.5.1.3 Nhóm sâu hại gốc, rễ
- Số mẫu điều tra của 1 điểm: 10 cây/điểm.
- Cách điều tra:
+ Đối với sâu hại có thể đếm số lượng trực tiếp: Quan sát từ xa đến gần, đếm số sinh vật gây hại có trên gốc cây; gạt lớp tàn dư thực vật xung quanh gốc cây để đếm sâu hại nằm ở lớp đất bề mặt.
+ Quan sát biểu hiện triệu chứng bị hại trên tán lá, vùng gốc cây hoặc các biểu hiện đặc trưng trên mặt đất hoặc đào 1 hố (đường kính 20 cm, sâu 20 cm) nằm trong khu vực hình chiếu của tán, cách mép ngoài hình chiếu tán cây từ 30 cm đến 50 cm.
+ Khi cần xác định sinh vật gây hại gốc, rễ chọn cây có biểu hiện bị hại đặc trưng, đào toàn bộ gốc, rễ, hom để phân tích, xác định sinh vật gây hại. Tính mật độ hoặc tỷ lệ hại theo Phụ lục A, phân cấp theo Phụ lục B.
5.5.1.4 Nhóm bệnh hại lá, chồi, hoa, quả
- Số mẫu điều tra của 1 điểm:
+ Vườn ươm:
Khu vực gieo hạt: 1 khung (40 cm x 50 cm)/điểm.
Khu vực cây ra ngôi: 1 m2/điểm.
- Vườn kiến thiết cơ bản: 3 cây/điểm, điều tra toàn bộ cây.
- Vườn kinh doanh: 1 cây/điểm (4 hướng/cây, mỗi hướng chọn 1 cành nằm ở tầng giữa của tán cây).
- Cách điều tra:
+ Vườn ươm và vườn kiến thiết cơ bản: Điều tra toàn bộ cây có trong khung điều tra.
+ Vườn kiến thiết cơ bản: Điều tra toàn bộ số lá, chồi, hoa quả trên cây được chọn để điều tra.
+ Vườn kinh doanh: Đếm toàn bộ số lá, chồi hoa quả bị hại có trên cành được chọn để điều tra.
Tính tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại theo Phụ lục A, phân cấp theo Phụ lục B.
5.5.1.5 Nhóm bệnh hại thân, cành
- Số mẫu điều tra của 1 điểm:
+ Vườn cây kiến thiết cơ bản: 3 cây/điểm, điều tra toàn bộ cây.
+ Vườn cây kinh doanh:
* Nhóm bệnh gây hại thân: 3 cây/điểm.
* Nhóm bệnh gây hại cành: 1 cây/điểm (1 cành cấp 1/cây; điều tra tất cả các cành cấp 2, 3, 4, ... trên cành cấp 1 đã chọn).
- Cách điều tra:
+ Vườn cây kiến thiết cơ bản: Điều tra toàn bộ cây
+ Vườn cây kinh doanh:
* Bệnh gây hại thân: Điều tra từ gốc cây sát mặt đất trở lên đến hết thân chính.
* Bệnh gây hại cành: Đếm số lượng cành bị hại trên cành cấp 1 đã được chọn để điều tra.
Tính tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại theo Phụ lục A, phân cấp theo Phụ lục B.
5.5.1.6 Nhóm bệnh hại gốc, rễ
- Số mẫu điều tra của 1 điểm: 10 cây/điểm.
- Cách điều tra: Quan sát biểu hiện triệu chứng bị hại trên tán lá, vùng gốc cây hoặc các biểu hiện đặc trưng trên mặt đất hoặc đào 1 hố (đường kính 20 cm, sâu 20 cm) nằm trong khu vực hình chiếu của tán, cách mép ngoài hình chiếu tán cây từ 20 cm đến 30 cm.
Khi cần xác định sinh vật gây hại gốc, rễ, hom chọn cây có biểu hiện bị hại đặc trưng, đào toàn bộ gốc, rễ, hom để phân tích, xác định sinh vật gây hại.
Tính tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại theo Phụ lục A, phân cấp theo Phụ lục B.

Như vậy, đối với cây ăn quả như cam, chanh, quýt, bưởi và cây ăn quả có múi khác, số mẫu điều tra sinh vật gây hại và cách điều tra tại một điểm được thực hiện cụ thể theo như quy định trên.

Sinh vật gây hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ thực vật khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng thì cần phải báo cáo với cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao thì phải tiến hành báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Sinh vật gây hại trên nhóm cây rau gồm những loại nào? Có thể tiến hành điều tra sinh vật gây hại bổ sung khi nhận thấy tình hình cần thiết hay không?
Pháp luật
Thiết bị trong phòng chuyên dùng phục vụ điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây công nghiệp gồm những gì?
Pháp luật
Việc điều tra sinh vật gây hại trên nhóm cây ăn quả được tiến hành định kỳ bao nhiêu ngày một lần?
Pháp luật
Sổ theo dõi sinh vật gây hại trên nhóm cây ăn quả gồm những loại nào? Việc điều tra sinh vật gây hại được thực hiện theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
TCVN 13268-1:2021 về phương pháp điều tra sinh vật gây hại nhóm cây lương thực như thế nào?
Pháp luật
Nhập khẩu vi sinh vật ngoại lai xâm hại có thể bị phạt hành chính lên tới 400 triệu đồng từ ngày 25/8/2022?
Pháp luật
Nuôi sâu số lượng lớn để làm thức ăn cho chim cảnh gây thiệt hại có được xem là hành vi phát tán sinh vật gây hại không? Nếu loài sâu này bị phát tán ra bên ngoài sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Trong kiểm dịch thực vật hành vi nhận nuôi sinh vật gây hại có phải là hành vi bị nghiêm cấm không ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh vật gây hại
2,569 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh vật gây hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sinh vật gây hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào