Việc đến và đi hẳn của thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao có cần phải thông báo với Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận không?
- Việc đến và đi hẳn của thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao có cần phải thông báo với Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận không?
- Đồ dùng của các thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao có được miễn thuế quan không?
- Các thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với người đó, nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận thì sẽ được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ nào?
Việc đến và đi hẳn của thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao có cần phải thông báo với Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 10 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận được thông báo về:
a) Việc cử các thành viên của cơ quan đại diện, việc họ đến và đi hẳn hoặc việc họ thôi giữ chức vụ trong cơ quan đại diện;
b) Việc đến và đi hẳn của một người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện và, nếu có, việc một người trở thành hoặc thôi không còn là người thuộc gia đình một thành viên của cơ quan đại diện;
c) Việc đến và đi hẳn của những người phục vụ riêng cho những người nêu ở Đoạn a trên đây và, nếu có, việc họ thôi không phục vụ những người đó nữa;
d) Việc tuyển dụng và cho thôi việc những người cư trú tại nước tiếp nhận với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện hoặc với tư cách là người phục vụ riêng được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ.
2. Mỗi khi có thể được, phải thông báo trước việc đến và đi hẳn.
Như vậy, việc đến và đi hẳn của thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao sẽ do Nước tiếp nhận phải thông báo với Bộ Ngoại giao hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận của Nước tiếp nhận.
Quan hệ ngoại giao (Hình từ Internet)
Đồ dùng của các thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao có được miễn thuế quan không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 36 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Phù hợp với luật pháp và các quy định của mình, Nước tiếp nhận cho phép nhập khẩu và miễn thuế quan, các loại thuế và các khoản thu khác có liên quan, trừ các khoản thu về lưu kho, vận chuyển và các dịch vụ tương tự, đối với:
a) Các đồ vật dùng vào việc công của cơ quan đại diện;
b) Các đồ vật dùng riêng cho viên chức ngoại giao hay cho các thành viên trong gia đình cùng sống chung với họ, kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở.
2. Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn khám xét, trừ phi có những lý do xác đáng để cho rằng hành lý đó chứa đựng những đồ vật không thuộc loại được hưởng sự ưu đãi nêu ở Đoạn 1 Điều này hay thuộc loại mà luật pháp Nước tiếp nhận cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay phải tuân theo chế độ kiểm dịch của Nước tiếp nhận. Trong trường hợp đó, việc khám xét chỉ được tiến hành trước mặt viên chức ngoại giao hoặc người được uỷ quyền đại diện cho họ.
Theo đó, đồ dùng của các thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao sẽ được Nước tiếp nhận cho phép nhập khẩu và miễn thuế quan, các loại thuế và các khoản thu khác có liên quan phù hợp với luật pháp và các quy định của mình.
Tuy nhiên các khoản thu về lưu kho, vận chuyển đối với các đồ vật dùng riêng cho viên chức ngoại giao hay cho các thành viên trong gia đình cùng sống chung với họ, kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở sẽ không được miễn.
Các thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với người đó, nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận thì sẽ được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Công ước Viên của Liên hợp quốc ngày 19/04/1961 về quan hệ ngoại giao quy định như sau:
1. Các thành viên gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với người đó, nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các Điều từ 29 đến 36.
2. Các nhân viên hành chính và kỹ thuật của cơ quan đại diện cũng như các thành viên gia định cùng sống chung với họ, nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này, được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các Điều từ 29 đến 35; tuy nhiên quyền miễn trừ xét xử về dân sự và hành chính đối với luật pháp của Nước tiếp nhận nêu ở Đoạn 1 Điều 31 không áp dụng cho những hành vi ngoài việc thi hành chức năng của họ. Họ cũng được hưởng các quyền ưu đãi nêu ở Đoạn 1 của Điều 36 đối với những đồ vật nhập khẩu dùng vào việc bố trí nơi ở lần đầu của họ.
...
Theo đó, các thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao cùng sống chung với người đó, nếu không phải là công dân Nước tiếp nhận thì sẽ được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ nêu trong các Điều từ 29 đến Điều 36 Công ước này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?