Việc đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ dựa trên những nguyên tắc nào?
Công trình khoa học và công nghệ gồm những loại công trình nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình khoa học và công nghệ bao gồm:
a) Công trình nghiên cứu khoa học là kết quả của hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn;
b) Công trình nghiên cứu phát triển công nghệ là công trình tạo ra công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật mới, vật liệu mới, giống mới, sản phẩm mới;
c) Công trình ứng dụng công nghệ là công trình ứng dụng thành công công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật mới.
2. Cụm công trình khoa học và công nghệ là kết hợp nhiều công trình khoa học và công nghệ, thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Tập hợp nhiều công trình khoa học và công nghệ của cùng một tác giả hoặc các đồng tác giả đã được xác định thuộc một lĩnh vực khoa học, công nghệ hoặc một lĩnh vực áp dụng;
b) Tập hợp nhiều công trình khoa học và công nghệ do nhiều tác giả thực hiện độc lập, tạo ra cùng một kết quả nhưng sử dụng các phương pháp, nguyên lý, kỹ thuật khác nhau.
Công trình khoa học và công nghệ, cụm công trình khoa học và công nghệ sau đây được viết tắt là công trình.
...
Theo đó, công trình khoa học và công nghệ bao gồm:
- Công trình nghiên cứu khoa học là kết quả của hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn;
- Công trình nghiên cứu phát triển công nghệ là công trình tạo ra công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật mới, vật liệu mới, giống mới, sản phẩm mới;
- Công trình ứng dụng công nghệ là công trình ứng dụng thành công công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật mới.
Việc đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc đặt tên và đề nghị, xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ
1. Nguyên tắc đặt tên giải thưởng của bộ, ngành, địa phương và giải thưởng của tổ chức, cá nhân về khoa học và công nghệ:
a) Tên giải thưởng mới không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên giải thưởng về khoa học và công nghệ đã được đặt, tặng;
b) Không sử dụng tên của tổ chức, cá nhân để đặt tên giải thưởng nếu chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Nguyên tắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ:
a) Việc đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện;
b) Mỗi công trình chỉ được đề nghị xét tặng một Giải thưởng trong một đợt xét tặng Giải thưởng;
c) Công trình đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước; Công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
3. Nguyên tắc xét tặng giải thưởng đối với công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước
Đối với các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, việc xét tặng giải thưởng áp dụng quy trình, thủ tục quy định tại Nghị định này và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó, nguyên tắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ như sau:
- Việc đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện;
- Mỗi công trình chỉ được đề nghị xét tặng một Giải thưởng trong một đợt xét tặng Giải thưởng;
- Công trình đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước.
Tác giả cần phải đáp ứng những điều kiện nào để được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ
1. Đối với tác giả: Trực tiếp sáng tạo, đóng góp vào giá trị khoa học và công nghệ của công trình; không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và công nghệ và đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Đối với người Việt Nam: Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Đối với người nước ngoài: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam.
2. Đối với công trình:
a) Hồ sơ hợp lệ, được công bố theo quy định (trừ các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước), hoặc được ứng dụng tại Việt Nam;
b) Thời gian công trình được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất là 03 năm hoặc công trình được ứng dụng đổi mới sáng tạo có hiệu quả ít nhất 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.
Theo đó, tác giả cần phải đáp ứng những điều kiện như sau để được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ:
- Đối với tác giả: Trực tiếp sáng tạo, đóng góp vào giá trị khoa học và công nghệ của công trình; không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và công nghệ 2013 và đáp ứng điều kiện sau đây:
+ Đối với người Việt Nam: Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Đối với người nước ngoài: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?