Việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới được thực hiện thế nào? Ở khu vực biên giới được bố trí dân cư thế nào?
Việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới được thực hiện thế nào?
Theo Điều 11 Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định về đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới như sau:
Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới
1. Việc đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới được thực hiện theo chủ trương, chiến lược và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng giai đoạn để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh.
2. Hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới quốc gia trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập kế hoạch đầu tư xây dựng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới trình Chính phủ.
Theo quy định trên, việc đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới được thực hiện theo chủ trương, chiến lược và quy hoạch.
Và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng giai đoạn để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới (Hình từ Internet)
Việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 140/2004/NĐ-CP về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới như sau:
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới
1. Hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới phải thường xuyên được củng cố, xây dựng vững mạnh theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; bảo đảm thực hiện tốt các chức năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng khu vực biên giới và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Đội ngũ cán bộ cơ sở ở khu vực biên giới được tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là dân tộc ít người và cán bộ ở miền xuôi lên công tác lâu dài ở khu vực biên giới.
3. Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở từng khu vực biên giới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Theo đó, việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới được quy định tại Điều 12 nêu trên.
Ở khu vực biên giới được bố trí dân cư thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định về bố trí dân cư ở khu vực biên giới như sau:
Bố trí dân cư ở khu vực biên giới
1. Bố trí dân cư ở khu vực biên giới được quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, tính chất và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, từng địa phương; huy động, sử dụng lao động hợp lý để tạo ra của cải vật chất, hàng hoá phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
2. Nhà nước có chính sách phù hợp để nhân dân định cư ổn định ở khu vực biên giới; khuyến khích những cán bộ công tác lâu dài, người tình nguyện đến định cư ở khu vực biên giới, đặc biệt là nơi khó khăn.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới quốc gia nghiên cứu xây dựng quy hoạch, bố trí dân cư ở khu vực biên giới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, bố trí dân cư ở khu vực biên giới được quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, tính chất và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, từng địa phương.
Nhà nước có chính sách phù hợp để nhân dân định cư ổn định ở khu vực biên giới; khuyến khích những cán bộ công tác lâu dài, người tình nguyện đến định cư ở khu vực biên giới, đặc biệt là nơi khó khăn.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VMK/chien-luoc-phat-trien-2021-2030.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VMK/chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-10-nam.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VMK/chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/hinh-anh-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NTTY/xay-dung-luc-luong-hung-hau.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PNHP/thang-11/30/dieu-chinh-xay-dung-cac-khu-kinh-te.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/VMK/the-tran-long-dan.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-10-nam.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/tintuc/2021/12/23/phap-luat.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/CTNN/nhiem-vu-giai-phap-nao-duoc-dat-ra.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo Quyết định 1334 thực hiện như thế nào?
- Kinh doanh vận tải đường bộ là gì? Đơn vị kinh doanh vận tải là đơn vị nào? Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải có thời hạn bao lâu?
- Người điều khiển xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Bằng lái A1 có chạy được xe 175cc? Bằng lái A1 cấp trước ngày 01/01/2025 đổi sang bằng lái xe hạng A thì có chạy được xe 175cc?
- Đường quốc lộ là đường nối liền từ đâu đến đâu? Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý đường quốc lộ đúng không?