Việc đấu nối đường nhánh vào đường chính được thực hiện như thế nào? Phương tiện giao thông trên đường chính có được ưu tiên di chuyển tại nơi giao nhau với đường nhánh hay không?

Cho tôi hỏi phương tiện giao thông trên đường chính có được ưu tiên di chuyển tại nơi giao nhau với đường nhánh hay không? Việc đấu nối đường nhánh vào đường chính được thực hiện như thế nào? Có được tự ý mở đường nhánh đấu nối vào đường chính hay không? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Phương tiện giao thông trên đường chính có được ưu tiên di chuyển tại nơi giao nhau với đường nhánh hay không?

Đường chính và đường nhánh được định nghĩa tại khoản 13 và khoản 14 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.
14. Đường nhánh là đường nối vào đường chính.
...

Theo đó, đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực còn đường nhánh là đường nối vào đường chính.

Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau được quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Theo đó, tại nơi đường giao nhau giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Phương tiện giao thông trên đường chính có được ưu tiên di chuyển tại nơi giao nhau với đường nhánh hay không?

Việc đấu nối đường nhánh vào đường chính được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc đấu nối đường nhánh vào đường chính được thực hiện như thế nào?

Việc đấu nối đường nhánh vào đường chính được quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ
1. Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện.
2. Công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.
3. Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ.
4. Việc đấu nối được quy định như sau:
a) Trường hợp có đường nhánh thì đường gom phải nối vào đường nhánh;
b) Trường hợp đường nhánh, đường gom nối trực tiếp vào đường chính thì điểm đấu nối phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế;
c) Việc đấu nối các đường từ khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác vào đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
5. Bên cạnh tuyến quốc lộ đi qua khu dân cư phải có đường gom để phục vụ yêu cầu dân sinh.

Theo đó, việc đấu nối đường nhánh vào đường chính được thực hiện như sau:

- Trường hợp có đường nhánh thì đường gom phải nối vào đường nhánh;

- Trường hợp đường nhánh, đường gom nối trực tiếp vào đường chính thì điểm đấu nối phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đường bộ cho phép từ khi lập dự án và thiết kế;

- Việc đấu nối các đường từ khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ và công trình khác vào đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Có được tự ý đấu nối đường nhánh vào đường chính hay không?

Hành vi mở đường nhánh đấu nối vào đường chính được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
...

Theo đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi mở đường, đấu nối đường nhánh trái phép vào đường chính.

Tham gia giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ô tô khi tham gia giao thông có bắt buộc phải có thiết bị giảm thanh?
Pháp luật
Bài thu hoạch em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?
Pháp luật
Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Lỗi đi qua đường không có tín hiệu bằng tay bị phạt bao nhiêu 2025 theo Nghị định 168?
Pháp luật
Xe máy đi vào cao tốc bị phạt bao nhiêu 2025? Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 thế nào?
Pháp luật
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 thế nào?
Pháp luật
Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Những đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước quản lý theo Nghị định 130 mới nhất?
Pháp luật
Giao xe cho con chưa đủ tuổi lái có thể bị phạt đến 07 năm tù đúng hay không? Độ tuổi của người lái xe được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tham gia giao thông
2,699 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tham gia giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tham gia giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào