Việc đặt tên cảng cạn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Tổ chức tự ý đặt tên cảng cạn thì bị xử phạt thế nào?
Việc đặt tên cảng cạn được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng cạn như sau:
Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cảng cạn
1. Cảng cạn được đặt tên hoặc đổi tên theo quyết định công bố đưa vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn hoặc người được ủy quyền.
2. Tên cảng cạn phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “Cảng cạn” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng cạn hoặc tên riêng công trình.
3. Không đặt tên, đổi tên cảng cạn trong các trường hợp sau:
a) Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp, cảng cạn đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng cạn;
b) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng cạn; trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
c) Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
Theo quy định trên, cảng cạn được đặt tên theo quyết định công bố đưa vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn hoặc người được ủy quyền.
Và khi đặt tên cảng cạn thì tên cảng cạn phải được viết bằng tiếng Việt.
Việc đặt tên này có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “Cảng cạn” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng cạn hoặc tên riêng công trình.
Lưu ý rằng: không được đặt tên cảng cạn trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 23 nêu trên.
Trong đó có trường hợp sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng cạn; trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó để đặt tên cảng cạn.
Đặt tên cảng cạn (Hình từ Internet)
Tổ chức tự ý đặt tên cảng cạn thì bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 142/2017/NĐ-CP về vi phạm quy định về đặt tên, đổi tên cảng cạn như sau:
Vi phạm quy định về đặt tên, đổi tên cảng cạn
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đặt tên, đổi tên cảng cạn không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi, sửa chữa tên cảng cạn đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, tổ chức tự ý đặt tên cảng cạn hoặc đổi tên cảng cạn không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị buộc thay đổi, sửa chữa tên cảng cạn đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố đối với hành vi vi phạm.
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt tổ chức tự ý đặt tên cảng cạn không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, tổ chức tự ý đặt tên cảng cạn hoặc đổi tên cảng cạn không đúng với tên do cơ quan có thẩm quyền công bố có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lưu trữ cơ quan là gì? Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan là 03 tháng đối với hồ sơ, tài liệu nào?
- Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt là gì? Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ những nguồn nào?
- Văn bản chuyên ngành là gì? Ai quy định việc cấp số văn bản chuyên ngành theo quy định Nghị định 30?
- Hồ sơ thiết kế xây dựng có bao gồm tài liệu khảo sát xây dựng? Công tác thiết kế xây dựng được quản lý như thế nào?
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty tài chính được thụ lý khi nào theo quy định pháp luật?