Việc đánh giá viên chức quản lý tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được xem xét theo các nội dung nào?
- Việc đánh giá viên chức quản lý tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được xem xét theo các nội dung nào?
- Có những mức phân loại nào trong việc đánh giá viên chức tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước?
- Viên chức quản lý muốn được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Việc đánh giá viên chức quản lý tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được xem xét theo các nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về nội dung đánh giá viên chức như sau:
Nội dung đánh giá viên chức
1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:
a) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
b) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
c) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
d) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
2. Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung sau:
a) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
b) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Như vậy, theo quy định thì việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung sau đây:
(1) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
(2) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
(3) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
(4) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
(5) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
(6) Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Việc đánh giá viên chức quản lý tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được xem xét theo các nội dung nào? (Hình từ Internet)
Có những mức phân loại nào trong việc đánh giá viên chức tại đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ Điều 15 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định về việc phân loại đánh giá viên chức như sau:
Phân loại đánh giá viên chức
Căn cứ vào kết quả đánh giá, viên chức được phân loại đánh giá theo một trong các mức như sau:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
3. Hoàn thành nhiệm vụ;
4. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, theo quy định thì có 4 mức phân loại đánh giá viên chức, cụ thể:
(1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
(2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
(3) Hoàn thành nhiệm vụ;
(4) Không hoàn thành nhiệm vụ.
Viên chức quản lý muốn được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Quy chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức, người lao động, người quản lý, người đại diện thuộc Ngân hàng Nhà nước quản lý ban hành kèm theo Quyết định 2599/QĐ-NHNN năm 2015 quy định như sau:
Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;
c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
d) Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
đ) Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
2. Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;
c) Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả.
Như vậy, viên chức quản lý muốn được phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:
(1) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả;
Nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền;
Có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
(2) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;
(3) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
(4) Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân;
Có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
(5) Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
(6) Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;
(7) Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
(8) Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo thưởng lương tháng 13? Tải về thông báo thưởng? Lương tháng 13 có bắt buộc không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp của các cấp công đoàn theo Hướng dẫn 90?
- Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
- Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bao gồm những gì?
- Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thế nào? Thuốc nổ là hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển qua hầm không?