Việc đánh giá điểm hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định như thế nào?
- Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đối với dự án có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định như thế nào?
- Việc đánh giá điểm hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định như thế nào?
- Cơ quan có thẩm quyền công bố dự án đầu tư có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm những nội dung gì?
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đối với dự án có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định như thế nào?
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đối với dự án có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 62 Luật Đấu thầu 2023 cụ thể như sau:
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Phương pháp đánh giá lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước được áp dụng để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và hiệu quả phương án đầu tư kinh doanh do nhà đầu tư đề xuất, bao gồm hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.
2. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn sau đây:
a) Tiêu chuẩn đánh giá năng lực của nhà đầu tư về tài chính, khả năng thu xếp vốn, kinh nghiệm thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh tương tự;
b) Tiêu chuẩn đánh giá phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, xã hội, môi trường;
c) Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.
3. Đối với dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu đặc thù về điều kiện đầu tư kinh doanh, quản lý, phát triển ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý ngành, lĩnh vực thì hồ sơ mời thầu xác định tiêu chí cố định trong số các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này.
....
Theo đó, đối với dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu đặc thù về điều kiện đầu tư kinh doanh thì việc đánh giá hồ sơ mời thầu xác định như sau:
- Tiêu chuẩn đánh giá năng lực của nhà đầu tư về tài chính, khả năng thu xếp vốn, kinh nghiệm thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh tương tự;
- Tiêu chuẩn đánh giá phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, xã hội, môi trường;
- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.
Lưu ý:
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu đặc thù về điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư được quy định tại khoản 4 Điều 44 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì hồ sơ mời thầu quy định cố định một hoặc các tiêu chí đánh giá về phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư hoặc về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương mà không phải xây dựng thang điểm đối với tiêu chí cố định này.
Việc đánh giá điểm hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá điểm hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định như thế nào?
Việc đánh giá điểm hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại Điều 44 Nghị định 23/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Hồ sơ dự thầu được đánh giá theo thang điểm 100 hoặc 1.000, trong đó điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm năng lực, kinh nghiệm, điểm phương án đầu tư kinh doanh và điểm hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương, bảo đảm tổng tỷ trọng là 100%, trong đó:
+ Điểm năng lực, kinh nghiệm chiếm tỷ trọng từ 20% đến 30% tổng số điểm;
+ Điểm phương án đầu tư kinh doanh chiếm tỷ trọng từ 20% đến 50% tổng số điểm;
+ Điểm hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương chiếm tỷ trọng từ 30% đến 50% tổng số điểm.
Lưu ý:
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở phương pháp và tiêu chuẩn quy định tại Điều 62 Luật Đấu thầu 2023, tiêu chuẩn chi tiết và tiêu chí quy định tại các Điều 45 Nghị định 23/2024/NĐ-CP, Điều 46 Nghị định 23/2024/NĐ-CP và Điều 47 Nghị định 23/2024/NĐ-CP.
Cơ quan có thẩm quyền công bố dự án đầu tư có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm những nội dung gì?
Cơ quan có thẩm quyền công bố dự án đầu tư có yêu cầu đặc thù điều kiện đầu tư kinh doanh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điều 47 Luật Đấu thầu 2023 bao gồm những nội dung như sau:
- Nội dung công bố dự án đầu tư kinh doanh bao gồm:
+ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
+ Tên dự án; mục tiêu; quy mô đầu tư; vốn đầu tư;
+ Địa điểm thực hiện dự án; hiện trạng sử dụng đất, diện tích khu đất thực hiện dự án; mục đích sử dụng đất; các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt;
+ Thời hạn, tiến độ thực hiện dự án; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có); tiến độ thực hiện dự án theo từng giai đoạn (nếu có);
+ Tên bên mời thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà đầu tư; thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
+ Nội dung khác có liên quan.
Lưu ý:
Cơ quan có thẩm quyền công bố dự án đầu tư kinh doanh trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?