Việc đánh giá chuyên đề đối với các chương trình bồi dưỡng chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện như thế nào?

Tôi có một vài thắc mắc việc đánh giá chuyên đề đối với các chương trình bồi dưỡng chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện như thế nào? Việc tổ chức giảng dạy chuyên đề thuộc chương trình bồi dưỡng chính trị được thực hiện bằng những hình thức nào? Mỗi chuyên đề thuộc chương trình bồi dưỡng chính trị do mấy giảng viên đảm nhiệm và ai giám sát việc giảng dạy? Trên đây là câu hỏi của anh Hữu Đức tại Quảng Bình.

Việc tổ chức giảng dạy chuyên đề thuộc chương trình bồi dưỡng chính trị được thực hiện bằng những hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần) như sau:

Tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần)
1. Tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần) thuộc chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu, coi trọng việc phát huy năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề của học viên.
...

Theo đó, tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần) thuộc chương trình bồi dưỡng được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu, coi trọng việc phát huy năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề của học viên.

Bồi dưỡng

Việc đánh giá chuyên đề đối với các chương trình bồi dưỡng chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Mỗi chuyên đề thuộc chương trình bồi dưỡng chính trị do mấy giảng viên đảm nhiệm và ai giám sát việc giảng dạy?

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần) như sau:

Tổ chức giảng dạy chuyên đề (học phần)
...
2. Mỗi chuyên đề (học phần) do 02 giảng viên đảm nhiệm (01 giảng viên phân công dạy chính, 01 giảng viên dự phòng, cùng chấm bài). Nội dung giảng dạy theo đề cương chi tiết và tài liệu do cấp có thẩm quyền ban hành.
3. Bộ phận giáo vụ của Trung tâm chịu trách nhiệm giám sát việc giảng dạy theo kế hoạch, đề cương chi tiết, tài liệu giảng dạy đối với từng chuyên đề.

Theo quy định trên, mỗi chuyên đề hay học phần do 02 giảng viên đảm nhiệm gồm 01 giảng viên phân công dạy chính, 01 giảng viên dự phòng, cùng chấm bài. Nội dung giảng dạy theo đề cương chi tiết và tài liệu do cấp có thẩm quyền ban hành.

Bộ phận giáo vụ của Trung tâm chịu trách nhiệm giám sát việc giảng dạy theo kế hoạch, đề cương chi tiết, tài liệu giảng dạy đối với từng chuyên đề.

Việc đánh giá chuyên đề đối với các chương trình bồi dưỡng chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về đánh giá chuyên đề (học phần) như sau:

Đánh giá chuyên đề (học phần)
...
2. Đối với các chương trình bồi dưỡng:
a) Việc đánh giá thực hiện theo hình thức viết 01 bài thu hoạch nhận thức, bố trí trong một buổi học hoặc giao làm tại nhà trong thời hạn nhất định, tương đương số giờ tổ chức viết trên lớp;
b) Cách thức đánh giá tương tự quy định tại gạch đầu dòng thứ tư, Điểm c), Khoản 1, Điều 14 Quy chế này;
c) Kết quả đánh giá là căn cứ xét tốt nghiệp và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình (mức độ đạt từ 5,0 điểm trở lên, không đạt nếu dưới 5,0 điểm, theo thang điểm 10). Trường hợp không đạt, tổ chức cho viết lại bài thu hoạch trong vòng 03 ngày (01 lần duy nhất). Quy trình đánh giá như lần đầu tiên.

Theo quy định trên, việc đánh giá chuyên đề thực hiện theo hình thức viết 01 bài thu hoạch nhận thức, bố trí trong một buổi học hoặc giao làm tại nhà trong thời hạn nhất định, tương đương số giờ tổ chức viết trên lớp.

Chấm kết thúc chuyên đề do 02 giảng viên đảm nhiệm chuyên đề chấm (điểm chấm là trung bình chung điểm của 02 giảng viên).

Trường hợp 02 giảng viên chấm lệch nhau từ 2.0 điểm trở lên thì báo cáo giám đốc trung tâm quyết định người thứ 3 chấm. Nếu kết quả 2 trong 3 lần chấm giống nhau, lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau đến 2,0 điểm, lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức.

Kết quả đánh giá là căn cứ xét tốt nghiệp và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình (mức độ đạt từ 5,0 điểm trở lên, không đạt nếu dưới 5,0 điểm, theo thang điểm 10).

Trường hợp không đạt, tổ chức cho viết lại bài thu hoạch trong vòng 03 ngày (01 lần duy nhất). Quy trình đánh giá như lần đầu tiên.

Chương trình bồi dưỡng chính trị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc tổ chức nhập học và lễ khai giảng khóa bồi dưỡng chính trị cho học viên là trách nhiệm của ai? Mỗi lớp bồi dưỡng chính trị có tối đa bao nhiêu học viên?
Pháp luật
Việc đánh giá chuyên đề đối với các chương trình bồi dưỡng chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình bồi dưỡng chính trị
1,030 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình bồi dưỡng chính trị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình bồi dưỡng chính trị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào