Việc cung cấp thông tin về kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam thực hiện theo phương thức nào?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì về cung cấp thông tin hoạt động nghiên cứu khoa học của cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam?
- Việc cung cấp thông tin về kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam thực hiện theo phương thức nào?
- Thời gian cung cấp thông tin về kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đảm bảo yêu cầu gì?
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì về cung cấp thông tin hoạt động nghiên cứu khoa học của cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 14/2018/QĐ-TTg quy định như sau:
Trao đổi, chia sẻ và cập nhật thông tin có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam
1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới việc đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trong vùng biển Việt Nam khi các Bộ có yêu cầu, bao gồm:
a) Các công văn đến và đi của các Bộ và của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam;
b) Các văn bản cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung; gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học và các văn bản thông báo về việc đồng ý cho phép thay đổi trong quá trình nghiên cứu khoa học so với giấy phép đã được cấp (nếu có);
c) Các báo cáo về tình hình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu do các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp, báo cáo theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới việc đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học cho cá nhân nước ngoài trong vùng biển Việt Nam khi các Bộ có yêu cầu, bao gồm:
(1) Các công văn đến và đi của các Bộ và của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đề nghị cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam;
(2) Các văn bản cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung; gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học và các văn bản thông báo về việc đồng ý cho phép thay đổi trong quá trình nghiên cứu khoa học so với giấy phép đã được cấp (nếu có);
(3) Các báo cáo về tình hình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu do các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp, báo cáo theo quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì về cung cấp thông tin hoạt động nghiên cứu khoa học của cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Việc cung cấp thông tin về kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 14/2018/QĐ-TTg quy định như sau:
Trao đổi, chia sẻ và cập nhật thông tin có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam
...
3. Phương thức cung cấp thông tin và thời gian cung cấp thông tin:
...
b) Việc cung cấp thông tin về tình hình kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo các phương thức quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 của Quy chế này. Thời gian cung cấp thông tin phải đảm bảo nhanh chóng để việc phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm được kịp thời, liên tục và hiệu quả.
Đồng thời, căn cứ Điều 4 Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 14/2018/QĐ-TTg quy định về phương thức phối hợp như sau:
Phương thức phối hợp
1. Gửi công văn, thư điện tử.
2. Tổ chức họp trao đổi, lấy ý kiến.
3. Trao đổi, phối hợp qua điện thoại, fax.
4. Chia sẻ, cập nhật thông tin có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
5. Thực hiện phối hợp thông qua đơn vị đầu mối của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Khoa học và Công nghệ.
Như vậy, việc cung cấp thông tin về kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam thực hiện theo các phương thức sau đây:
(1) Gửi công văn, thư điện tử.
(2) Tổ chức họp trao đổi, lấy ý kiến.
(3) Trao đổi, phối hợp qua điện thoại, fax.
(4) Chia sẻ, cập nhật thông tin có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
Thời gian cung cấp thông tin về kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 14/2018/QĐ-TTg quy định như sau:
Trao đổi, chia sẻ và cập nhật thông tin có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam
...
3. Phương thức cung cấp thông tin và thời gian cung cấp thông tin:
...
b) Việc cung cấp thông tin về tình hình kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo các phương thức quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 4 của Quy chế này. Thời gian cung cấp thông tin phải đảm bảo nhanh chóng để việc phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm được kịp thời, liên tục và hiệu quả.
Như vậy, theo quy định thì thời gian cung cấp thông tin về kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đảm bảo nhanh chóng để việc phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm được kịp thời, liên tục và hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?