Việc chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ được thực hiện theo nguyên tắc nào? Phương án chuyển nhượng này được xây dựng như thế nào?
Việc chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ được thực hiện theo nguyên tắc theo quy định tại Điều 3 Thông tư 21/2019/TT-BTC về nguyên tắc thực hiện như sau:
Nguyên tắc thực hiện
1. Việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo phương thức dựng sổ phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, bảo toàn vốn, tránh thất thoát tài sản nhà nước.
2. Các nội dung không hướng dẫn tại Thông tư này về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ; chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP , Nghị định số 32/2018/NĐ-CP thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì việc chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
- Việc chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, bảo toàn vốn, tránh thất thoát tài sản nhà nước.
- Các nội dung không hướng dẫn tại Thông tư này về việc chuyển nhượng vốn nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP , Nghị định 32/2018/NĐ-CP thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Việc chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ được thực hiện theo nguyên tắc nào? Phương án chuyển nhượng này được xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương án chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ được xây dựng như thế nào?
Phương án chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ được xây dựng theo quy định tại Điều 14 Thông tư 21/2019/TT-BTC về xây dựng phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ như sau:
Xây dựng phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ
Phương án chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần được xây dựng theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP. Phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ tối thiểu bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì phương án chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, phương án chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại công ty cổ phần được xây dựng theo quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP và Nghị định 32/2018/NĐ-CP.
Phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ tối thiểu bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Việc triển khai phương án chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ được thực hiện như thế nào?
Việc triển khai phương án chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư 21/2019/TT-BTC về triển khai phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ như sau:
Triển khai phương án chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ
Chủ sở hữu đối với vốn nhà nước hoặc vốn của doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi là Chủ sở hữu vốn) thực hiện các công việc sau:
1. Lựa chọn Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có);
2. Lựa chọn Tổ chức quản lý sổ lệnh;
3. Lựa chọn Đại lý dựng sổ;
4. Tổ chức giới thiệu về phương án chuyển nhượng vốn, thăm dò nhu cầu thị trường;
5. Xác định giá mở sổ;
6. Ban hành Quy chế chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ theo Phụ lục số 02b kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc triển khai phương án chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ được thực hiện như sau:
- Lựa chọn Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có);
- Lựa chọn Tổ chức quản lý sổ lệnh;
- Lựa chọn Đại lý dựng sổ;
- Tổ chức giới thiệu về phương án chuyển nhượng vốn, thăm dò nhu cầu thị trường;
- Xác định giá mở sổ;
- Ban hành Quy chế chuyển nhượng vốn theo phương thức dựng sổ theo Phụ lục số 02b kèm theo Thông tư này.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/TTND/chuyen-nhuong-vonn.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TS/06-09/chuyen-nhuong-von.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HQ/nop-nsnn.jpeg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền cúng Thần tài là bao nhiêu 2025? Để bao nhiều tiền cúng Thần Tài ngày vía 2025? Tiền cúng Thần Tài có được tiêu không?
- Mẫu Giấy xác nhận niêm yết đấu giá tài sản mới nhất theo Thông tư 19 là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
- Trái cây cúng vía thần tài phát tài phát lộc? Nơi cúng Thần tài? Cách sắp xếp và bày trí đồ cúng Thần tài?
- Áp dụng chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 đối với cán bộ công chức nào? Nguyên tắc thực hiện chính sách nghỉ thôi việc?
- Thông tư dạy thêm học thêm 2025 sử dụng nguồn kinh phí tổ chức dạy thêm học thêm từ đâu? Thông tư 29 có hiệu lực khi nào?