Việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại có cho phép cá nhân tham gia trong vai trò là bên nhận chuyển giao không?
- Việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại có cho phép cá nhân tham gia trong vai trò là bên nhận chuyển giao không?
- Phương án chuyển giao buộc ngân hàng thương mại là phương án như thế nào?
- Sau khi hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc thì Ngân hàng thương mại sẽ phá sản khi nào?
Việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại có cho phép cá nhân tham gia trong vai trò là bên nhận chuyển giao không?
Căn cứ tại Điều 151đ Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi Khoản 28 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 về điều kiện đối với bên nhận chuyển giao như sau:
Điều 151đ. Điều kiện đối với bên nhận chuyển giao
1. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm đề nghị nhận chuyển giao theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;
b) Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;
c) Có phương án chuyển giao bắt buộc khả thi, trong đó bao gồm nội dung chứng minh bên nhận chuyển giao có đủ nguồn vốn để thực hiện góp vốn theo phương án.
2. Bên nhận chuyển giao không phải là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân;
b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, bên nhận chuyển giao được định nghĩa là tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, nhà đầu tư khác có đề nghị được nhận chuyển giao bắt buộc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được nhận chuyển giao bắt buộc.
Như vậy, việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng chỉ dành cho tổ chức tín dụng và nhà đầu tư là pháp nhân đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật.
Hay nói cách khác, pháp luật không cho phép cá nhân tham gia trong vai trò là bên nhận chuyển giao.
Việc chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại có cho phép cá nhân tham gia theo quy định của pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Phương án chuyển giao buộc ngân hàng thương mại là phương án như thế nào?
Căn cứ tại khoản 35, khoản 38 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng 2017 về phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:
35. Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:
a) Phương án phục hồi;
b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
c) Phương án giải thể;
d) Phương án chuyển giao bắt buộc;
đ) Phương án phá sản.
…
38. Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
Như vậy, phương án chuyển giao bắt buộc là một trong 05 phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
Sau khi hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc thì Ngân hàng thương mại sẽ phá sản khi nào?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 151d Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng 2017 về tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc như sau:
Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc
...
c) Trách nhiệm của bên nhận chuyển giao và ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc.
3. Bên nhận chuyển giao thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
4. Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện thủ tục để chuyển đổi hình thức pháp lý (nếu có) của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt; thủ tục thay đổi chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông;
b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
5. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
6. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
7. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc mà ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
Như vậy, sau khi hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc mà ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?