Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Thời hạn hoạt đông của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có được trên năm mươi năm không?
- Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải không?
Thời hạn hoạt đông của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có được trên năm mươi năm không?
Thời hạn hoạt đông của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có được trên năm mươi năm được quy định tại Điều 30 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Thời hạn hoạt động
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thời hạn hoạt đông của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là không quá 50 năm tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.
Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo trình tự như thế nào? (Hình từ internet)
Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 31 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Trình tự cho phép thành lập
1. Việc cho phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
2. Việc cho phép cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ được phép hoạt động tại Việt Nam thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cấp quyết định cho phép thành lập;
b) Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
3. Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Cấp quyết định cho phép thành lập;
c) Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
4. Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Cấp quyết định cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học;
c) Cấp quyết định cho phép hoạt động và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo trình tự như sau:
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Cấp quyết định cho phép thành lập;
- Cấp quyết định cho phép hoạt động giáo dục và thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải không?
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 32 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
1. Được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoạt động và chịu sự quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Thực hiện công khai cam kết về chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính. Chịu trách nhiệm bồi hoàn cho người học các khoản chi phí người học đã nộp trong trường hợp cung cấp chương trình đào tạo không bảo đảm chất lượng giáo dục như cam kết.
4. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và người lao động trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
6. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về tình hình phát triển toàn diện của cơ sở và giải trình đầy đủ khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Báo cáo bao gồm các nội dung chính: Việc thực hiện quyết định cho phép hoạt động, cơ cấu tổ chức, giáo viên, giảng viên, số lượng tuyển sinh, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, văn bằng được cấp, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị. Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?