Việc chẩn đoán ca bệnh do virus Ebola thế nào? Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola chưa?
Bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đâu?
Bệnh do virus Ebola được quy định tại Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do vi rút Ebola do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4600/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
I. Đại cương.
- Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh truyền nhiễm nặng, dễ lây lan và bùng phát thành dịch; tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh (chất nôn, phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, mồ hôi hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm vi rút như đồ vải, kim tiêm đã sử dụng,...).
- Vi rút Ebola là một trong ba chi thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau là:
+ Zaire ebolavirus (EBOV)
+ Sudan ebolavirus (SUDV)
+ Bundibugyo ebolavirus (BDBV)
+ Taï Forest ebolavirus (TAFV).
+ Reston ebolavirus (RESTV)
Trong đó, BDBV, EBOV, và SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi, trong khi RESTV và TAFV chưa từng gây dịch.
...
Theo quy định Bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm nặng, dễ lây lan và bùng phát thành dịch; tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 90%.
Bệnh do virus Ebola lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh (chất nôn, phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, mồ hôi hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm vi rút như đồ vải, kim tiêm đã sử dụng,...).
Việc chẩn đoán ca bệnh do virus Ebola thế nào?
Việc chẩn đoán ca bệnh do virus Ebola theo quy định tại Mục III Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do vi rút Ebola do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4600/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
(1) Ca bệnh nghi ngờ
Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ và triệu chứng lâm sàng như sau:
- Có yếu tố dịch tễ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, như tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã khẳng định nhiễm vi rút Ebola; sống hoặc đi tới từ vùng có dịch Ebola đang lưu hành.
- Sốt và/hoặc có các triệu chứng như đau đầu nặng, đau cơ, nôn, tiêu chảy, đau bụng hoặc xuất huyết không rõ nguyên nhân.
(2) Ca bệnh có thể
Là ca bệnh nghi ngờ và có các nguy cơ phơi nhiễm:
- Tiếp xúc trực tiếp qua da, niêm mạc hoặc phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể của bệnh nhân Ebola được khẳng định mà không sử dụng biện pháp phòng hộ cá nhân phù hợp.
- Xử lý máu và dịch cơ thể của bệnh nhân Ebola được khẳng định mà không sử dụng biện pháp phòng hộ cá nhân phù hợp hoặc các phương pháp an toàn sinh học chuẩn.
- Tiếp xúc trực tiếp với tử thi ở địa phương có dịch Ebola lưu hành mà không sử dụng biện pháp phòng hộ cá nhân phù hợp.
- Tiếp xúc trong gia đình với bệnh nhân Ebola.
(3) Ca bệnh xác định
Là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR dương tính.
(4) Chẩn đoán phân biệt
Bệnh do vi rút Ebola cần phải phân biệt với:
+ Sốt xuất huyết Dengue.
+ Bệnh do liên cầu lợn (Streptococcus suis).
+ Nhiễm trùng huyết do não mô cầu.
+ Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.
+ Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospira).
+ Sốt rét có biến chứng.
Việc chẩn đoán ca bệnh do virus Ebola thế nào? Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola chưa? (Hình từ Internet)
Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola chưa?
Việc phòng lây nhiễm virus Ebola theo quy định tại Mục V Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do vi rút Ebola do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4600/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
V. Phòng lây nhiễm vi rút Ebola.
1. Nguyên tắc
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt.
- Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời.
- Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây.
- Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế.
2. Đối với người bệnh
- Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.
- Vi rút Ebola tiếp tục được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ vì vậy cần tư vấn cho bệnh nhân cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện.
3. Đối với nhân viên y tế
- Người trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân hoặc làm nhiệm vụ về vệ sinh môi trường, vệ sinh mai táng, quản lý chất thải phát sinh trong chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola phải đảm bảo không tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể và các chất thải của bệnh nhân. Cụ thể, trong khi làm việc phải:
+ Đeo 2 găng tay sạch, đi ủng bảo hộ, mũ bảo hộ (nên dùng loại áo có liền mũ)
+ Mặc áo choàng không thấm nước (dùng một lần) để khoác bên ngoài quần áo và những vùng da hở.
+ Đeo tạp dề không thấm nước bên ngoài quần áo khi thực hiện công việc vất vả.
+ Đeo phương tiện bảo vệ mặt để tránh bắn vào mũi, miệng và mắt như khẩu trang y tế (N95), kính bảo hộ hoặc kính che mặt.
+ Trước khi ra khỏi khu vực cách ly chăm sóc, điều trị bệnh nhân phải cởi và bỏ phương tiện bảo vệ cá nhân và phương tiện phải được xử lý như chất thải y tế lây nhiễm.
- Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ebola. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
4. Đối với cơ sở y tế
- Tổ chức thực hiện phòng ngừa:
+ Có phòng cách ly chuẩn theo hướng dẫn về phòng ngừa cách ly của Bộ Y tế
+ Luôn có sẵn các phương tiện cần thiết cho cách ly
+ Tất cả các nhân viên y tế tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân phải được tập huấn về sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân và các biện pháp phòng ngừa khác.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ phòng ngừa lây nhiễm Ebola trong cơ sở y tế.
- Hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường, quản lý chất thải trong chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola tại cơ sở y tế (xem phụ lục 2).
5. Vắc xin phòng bệnh đặc hiệu
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với vi rút Ebola.
Theo quy định hiện nay thì chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với virus Ebola.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?