Việc cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được thực hiện thế nào? Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có những quyền gì?
Việc cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định về cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong trường hợp khu vực biển được sử dụng để nhận chìm có một phần hoặc toàn bộ nằm ngoài vùng biển ven bờ hoặc khu vực biển giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển nào thì có quyền cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển.
Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong trường hợp khu vực biển được sử dụng để nhận chìm có một phần hoặc toàn bộ nằm ngoài vùng biển ven bờ hoặc khu vực biển giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhận chìm ở biển (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có những quyền gì?
Theo khoản 1 Điều 61 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định về quyền của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các quyền sau đây:
a) Được nhận chìm ở biển theo nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp;
c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
d) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại giấy phép theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 61 nêu trên.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
...
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
c) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
d) Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
e) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;
h) Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển là những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 61 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ tốt mua vàng theo 12 con giáp trong ngày vía Thần Tài 2025? Lưu ý khi mua vàng ngày vía Thần Tài 2025?
- Tải mẫu quy trình sát hạch lái xe hạng C1E, CE mới nhất? Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật sân tập lái dùng để sát hạch lái xe?
- Năm 2025, bật đèn pha khi gặp xe đi ngược chiều, ô tô bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Trường hợp được bật đèn pha?
- Đã hưởng chính sách theo Nghị định 29 về tinh giản biên chế có được hưởng theo Nghị định 178 không?
- Điểm mới Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng năm 2025? Quy định 232 và Hướng dẫn 01 về thi hành Điều lệ Đảng 2025?