Việc cấp biển số nhà được quy định như thế nào? Cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền cấp biển số nhà?
Việc cấp biển số nhà được quy định như thế nào?
Về việc cấp biển số nhà quy định chung được nêu tại Quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD.
Tuy nhiên, đây chỉ là quy định chung, còn về cụ thể thì từng địa phương sẽ ban hành quy định riêng.
Đối tượng được đánh số và gắn biển số nhà quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD này gồm:
Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này được áp dụng tại khu vực đô thị và điểm dân cư nông thôn trong cả nước.
2. Đối tượng được đánh số và gắn biển số nhà bao gồm:
a) Nhà ở, công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là nhà), trừ các loại nhà xây dựng không phép hoặc trái phép trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Nhóm nhà, ngôi nhà và tầng nhà, căn hộ, số cầu thang của nhà chung cư.
Thông thường, thủ tục này tại địa phương đang thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Chủ sở hữu làm Đơn đề nghị cấp, đổi biển số nhà nộp lên UBND huyện/quận/thị xã và nộp lệ phí cấp, đổi biển số nhà.
Bước 2: Sau khi xác nhận thông tin, UBND cấp Giấy chứng nhận số nhà theo mẫu. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận tùy thuộc mỗi địa phương.
Biển số nhà (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp biển số nhà?
Tại Điều 25 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD quy định cụ thể:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Căn cứ các nội dung của Quy chế này, ban hành quy định cụ thể về đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn (trong quy định có thể sử dụng một số từ ngữ của địa phương tương ứng với từ ngữ dùng trong Quy chế này).
Phân công trách nhiệm quản lý đánh số và gắn biển số nhà giữa Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp quận);
- Xây dựng kế hoạch đánh số và gắn biển số nhà tại địa phương. Chỉ đạo Sở Xây dựng hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp quận xây dựng kế hoạch đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
(2) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp quận:
- Xây dựng kế hoạch đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn theo sự hướng dẫn của Sở Xây dựng;
- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sáu tháng một lần về kết quả thực hiện đánh số và gắn biển số nhà;
- Cấp chứng nhận số nhà cho các hộ được gắn biển theo quy định của Quy chế này để chủ sở hữu (hoặc người sử dụng) dùng khi cần thiết.
Mẫu chứng nhận số nhà được quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này. Chứng nhận số nhà không thay thế cho việc công nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;
- Thanh tra, xử lý các vi phạm về quản lý đánh số và gắn biển số nhà theo thẩm quyền.
(3) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp phường:
- Triển khai thực hiện đánh số, gắn biển số nhà và trao chứng nhận biển số nhà cho các hộ trên địa bàn;
- Tuyên truyền, phổ biến và đôn đốc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn chấp hành quy định về đánh số và gắn biển số nhà;
- Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn theo thẩm quyền; báo cáo và kiến nghị xử lý với Ủy ban nhân dân cấp quận những trường hợp vượt quá thẩm quyền.
Đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách dựa trên nguyên tắc nào?
Về nguyên tắc đánh số nhà được quy định tại Điều 4 Quy chế đánh số và gắn biển số nhà do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định 05/2006/QĐ-BXD như sau:
Nguyên tắc đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách
1. Đánh số nhà mặt đường và nhà trong ngõ, trong ngách được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3..., n) với thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo chiều quy định tại khoản 2 Điều này. Nhà bên trái lấy số lẻ (1, 3, 5, 7...), nhà bên phải lấy số chẵn (2, 4, 6, 8...).
2. Chiều đánh số nhà
a) Chiều đánh số nhà được thực hiện theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc;
b) Trường hợp ngõ chỉ có một đầu thông ra đường, phố thì lấy chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố đến nhà cuối ngõ. Trường hợp ngõ đặt tên theo đường, phố và ngõ thông ra đường, phố cả hai phía, thì lấy chiều từ nhà đầu ngõ sát với đường, phố mà ngõ mang tên đến cuối ngõ bên kia.
Trường hợp ngách chỉ có một đầu thông ra ngõ thì chiều đánh số được thực hiện từ nhà đầu ngách sát với ngõ đến nhà cuối ngách;
c) Đối với ngõ hoặc ngách chưa có tên thì chiều đánh số được áp dụng theo nguyên tắc quy định tại điểm b khoản này và tên ngõ hoặc ngách được lấy theo số nhà mặt đường nằm kề ngay trước đầu ngõ hoặc ngách đó.
Như vậy, việc đánh số nhà sẽ lấy số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo chiều đánh số hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc.
Nhà bên trái lấy số lẻ, nhà bên phải lấy số chẵn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?