Việc cải tạo cơ sở tôn giáo là chùa cần phải tuân theo quy định của những pháp luật liên quan nào?

Chùa là cơ sở tín ngưỡng hay cơ sở tôn giáo? Tôi muốn hỏi ở địa phương tôi hiện đang có 2 ngôi chùa xuống cấp cần phải cải tạo, tu bổ. Vậy quyền cải tạo, nâng cấp cơ sở tôn giáo là chùa thuộc về đối tượng nào? Đồng thời, nếu cải tạo, tu bổ chùa thì cần tuân theo quy định của những pháp luật liên quan nào?

Chùa là cơ sở tín ngưỡng hay cơ sở tôn giáo?

Căn cứ quy định tại khoản 4 và khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cơ sở tín ngưỡng và cơ sở tôn giáo được quy định cụ thể như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
[...]
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
[...]
14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo."

Như vậy, có thể xác định chùa thuộc nhóm cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quyền cải tạo, nâng cấp cơ sở tôn giáo là chùa thuộc về đối tượng nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc cụ thể như sau:

"Điều 7. Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
4. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
5. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
6. Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
7. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan."

Theo đó, việc xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cơ sở tôn giáo thuộc về cơ sở tôn giáo và cơ sở tôn giáo trực thuộc.

Việc cải tạo cơ sở tôn giáo là chùa cần phải tuân theo quy định của những pháp luật liên quan nào?

Việc cải tạo cơ sở tôn giáo là chùa cần phải tuân theo quy định của những pháp luật liên quan nào?

Việc cải tạo cơ sở tôn giáo là chùa cần phải tuân theo quy định của những pháp luật liên quan nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về hoạt động cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được quy định như sau:

"Điều 58. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo
1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng.
3. Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng."

Như vậy, trường hợp tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành cải tạo cơ sở tôn giáo là chùa thì cần đảm bảo tuân thủ quy định của các pháp luật liên quan như: pháp luật về xây dựng, pháp luật về di sản văn hóa khi tiến hành các hoạt động liên quan đến cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tôn giáo,

Đồng thời, Điều 16 Nghị định 162/2017/NĐ-CP cũng có quy định chi tiết về vấn đề này như sau:

"Điều 16. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng với công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ
1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật.
2. Khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng."

Có thể thấy, đối với hoạt động cải tạo, tu bổ công trình tôn giáo là chùa, ngoài việc tuân thủ quy định của các pháp luật liên quan như trên thì khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cần xác định cụ thể trường hợp cơ sở tôn giáo là chùa đang được đề cập tới có được xem là di tích lịch sử hay không để áp dụng các quy định trên một cách chính xác nhất.

Cơ sở tôn giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
Pháp luật
Cơ sở tôn giáo là chùa có được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hay không? Ai là người chịu trách nhiệm khi được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Nhà chùa có được góp vốn bằng quyền sử dụng đất không? Nếu nhà chùa góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì sẽ xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng có phải đối tượng kiểm tra tiền công đức toàn quốc theo hướng dẫn Bộ Tài chính hay không?
Pháp luật
Điều kiện để cơ sở tôn giáo được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm những điều kiện nào? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cơ sở tôn giáo ra sao?
Pháp luật
Nhà tu hành là người nước ngoài có được quyền giảng đạo tại các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam hay không?
Pháp luật
Cơ sở tôn giáo có đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp sử dụng từ năm 2000 bị Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường thế nào?
Pháp luật
Đất cơ sở tôn giáo có được chuyển nhượng, tặng cho không? Đất cơ sở tôn giáo có phải đất ổn định lâu dài hay không?
Pháp luật
Đất cơ sở tôn giáo là đất gì? Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo như thế nào?
Pháp luật
Đất chùa, đất cơ sở tôn giáo có được cấp sổ đỏ, chuyển nhượng đất như đất bình thường hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở tôn giáo
3,182 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở tôn giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở tôn giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào