Việc bỏ phiếu kín trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thực hiện trong trường hợp nào?
Việc bỏ phiếu kín trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thực hiện trong trường hợp gì?
Căn cứ tiểu mục 7.2 Mục 7 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định về công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như sau:
Điều 8: Công tác bầu cử của Đoàn
7.1. Khi chốt danh sách bầu ban chấp hành, ban thường vụ Đoàn các cấp phải có số dư.
7.2. Việc bỏ phiếu kín áp dụng trong các trường hợp
a. Bầu ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, bí thư thứ nhất và các bí thư ban chấp hành Trung ương Đoàn.
b. Bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết).
c. Bầu ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
...
Đối chiếu với quy định này, việc bỏ phiếu kín trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thực hiện trong trường hợp sau:
- Bầu ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, bí thư thứ nhất và các bí thư ban chấp hành Trung ương Đoàn.
- Bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết).
- Bầu ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Việc bỏ phiếu kín trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thực hiện trong trường hợp nào? (hình từ Internet)
Hội nghị ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ tiến hành bầu những vị trí nào?
Căn cứ tiểu mục 7.3 Mục 7 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định về công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như sau:
Điều 8: Công tác bầu cử của Đoàn
...
7.3. Bầu cử tại hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban kiểm tra
a. Bí thư hoặc phó bí thư đoàn khóa cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của ban chấp hành khóa mới và chủ trì để bầu chủ tọa hội nghị. Trong trường hợp cần thiết, đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp thống nhất chỉ định một ủy viên ban chấp hành khóa mới làm triệu tập viên để bầu chủ tọa hội nghị.
b. Hội nghị ban chấp hành bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Hội nghị ủy ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
c. Ban chấp hành có quyền quyết định số lượng ủy viên ban thường vụ, phó bí thư (các bí thư đối với Trung ương Đoàn), ủy viên ủy ban kiểm tra, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Số lượng ủy viên ban thường vụ không quá một phần ba (1/3) số lượng ủy viên ban chấp hành. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra không nhiều hơn số lượng ủy viên ban thường vụ.
Theo đó, hội nghị ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ tiến hành bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Cũng theo quy định này, hội nghị ủy ban kiểm tra sẽ bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Phiếu bầu trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được quy định ra sao?
Căn cứ tiểu mục 7.5 Mục 7 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định về công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như sau:
Điều 8: Công tác bầu cử của Đoàn
...
7.5. Phiếu bầu
a. Là phiếu do đại hội hoặc hội nghị phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A,B,C... Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột "đồng ý" và "không đồng ý".
Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.
b. Phiếu bầu không hợp lệ là:
- Phiếu không do đại hội hoặc hội nghị phát hành.
- Phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định.
- Phiếu không bầu ai hoặc không rõ để ai, gạch ai.
- Phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử được đại hội, hội nghị thông qua.
- Phiếu có ký hiệu riêng.
- Phiếu không ghi (hoặc không đánh dấu) đồng ý hay không đồng ý, hoặc phiếu đánh dấu vào cả hai cột “Đồng ý” và “Không đồng ý” đối với phiếu bầu có cột “Đồng ý” và “Không đồng ý”.
c. Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.
Theo đó, phiếu bầu trong công tác bầu cử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là phiếu do đại hội hoặc hội nghị phát hành, được in hoặc viết tay sẵn danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A,B,C... Nếu số lượng người trong danh sách bầu cử bằng với số lượng người được bầu thì phải sử dụng phiếu bầu có cột "đồng ý" và "không đồng ý".
Nếu trong danh sách bầu cử có nhiều người trùng cả họ và tên thì được phép chú thích chức danh hoặc tên cơ quan công tác, đơn vị học tập hoặc cư trú của những người đó tại thời điểm tiến hành bầu cử.
Lưu ý: Phiếu bầu nếu thuộc các trường hợp quy định tại tiểu mục b tiểu mục 7.5 Mục này sẽ bị tính là không hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?