Việc bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
Chủ trương bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục III Phụ lục 01 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1. Về chủ trương bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh:
a) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh) có nhu cầu bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng thì Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xem xét, đề xuất về số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm;
b) Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự bổ nhiệm theo đề nghị Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
c) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cấp ủy địa phương tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định.
...
Theo đó, chủ trương bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định như trên.
Việc bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo mấy bước theo quy định? (hình từ internet)
Việc bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo mấy bước?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Phụ lục 01 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định quy trình bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo 05 bước như sau:
Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp thảo luận và thống nhất (Nghị quyết) xin chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự để kiện toàn lãnh đạo đơn vị, có sự tham gia của Tỉnh ủy hoặc Thành ủy (cấp ủy địa phương) và có tờ trình đề nghị Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ý kiến; đồng thời gửi báo cáo cấp ủy địa phương.
Bước 2: Trên cơ sở ý kiến của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chủ trương, số lượng và dự nguồn nhân sự, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cấp ủy địa phương mở hội nghị để thảo luận, thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín.
Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu ở bước 2, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Bước 4: Trên cơ sở kết quả giới thiệu ở bước 3, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, cấp ủy địa phương mở hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy ý kiến tín nhiệm đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm bằng phiếu kín.
Bước 5: Trên cơ sở kết quả các bước 1, 2, 3, 4, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Đảng ủy cơ quan, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín.
Lưu ý:
Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì Ban cán sự đảng phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị.
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là bao nhiêu năm?
Tại Điều 66 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trực thuộc;
c) Báo cáo trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và cấp dưới; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp;
d) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Theo đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?