Việc bảo dưỡng sàn nâng dùng để nâng người bao gồm những hoạt động nào theo quy định hiện hành?
- Việc bảo dưỡng sàn nâng dùng để nâng người bao gồm những hoạt động nào?
- Hồ sơ kỹ thuật của sàn nâng dùng để nâng người có cần cung cấp thông tin về việc bảo dưỡng định kỳ sàn nâng không?
- Đơn vị lắp đặt ngoài việc có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công việc bảo dưỡng sàn nâng cần đảm bảo các tiêu chí nào?
Việc bảo dưỡng sàn nâng dùng để nâng người bao gồm những hoạt động nào?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người quy định như sau:
Quy định chung
...
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Người có thẩm quyền
Những người được giao hoặc phê duyệt để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ tại một hoặc nhiều vị trí cụ thể ở nơi làm việc.
1.3.2. Người quản lý sàn nâng
Tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp sử dụng sàn nâng, hoặc sở hữu, hoặc được chủ sở hữu cho thuê/mượn hay ủy quyền.
1.3.3. Bảo dưỡng
Các hoạt động bảo trì như kiểm tra, bôi trơn, cấp nhiên liệu, làm sạch, điều chỉnh và thay thế các bộ phận của sàn nâng.
1.3.4. Vận hành
Thực hiện các chức năng của sàn nâng trong phạm vi các thông số của nó và phù hợp với các chỉ dẫn của nhà sản xuất, các quy tắc làm việc của người quản lý và các quy định hiện hành.
1.3.5. Người vận hành
Người điều khiển quá trình hoạt động của sàn nâng.
1.3.6. Độ ổn định
Điều kiện mà tại đó sàn nâng không bị lật. Về mặt kỹ thuật, đây là điều kiện mà trong đó tổng mô men có thể làm lật sàn nâng nhỏ hơn tổng mô men có chống lại việc lật đổ sàn nâng.
1.3.7. Tải trọng định mức
Tải trọng trọng lớn nhất cho phép để sàn nâng có thể vận hành bình thường, bao gồm người, dụng cụ, vật liệu kèm theo hoạt động trên sàn.
1.3.8. Khu vực hoạt động
Khoảng không gian trong đó sàn nâng được thiết kế để chịu được lực và tải trọng cụ thể trong điều kiện làm việc bình thường.
...
Đối chiếu với quy định này, việc bảo dưỡng sàn nâng dùng để nâng người bao gồm việc kiểm tra, bôi trơn, cấp nhiên liệu, làm sạch, điều chỉnh và thay thế các bộ phận của sàn nâng.
Việc bảo dưỡng sàn nâng dùng để nâng người bao gồm những hoạt động nào theo quy định hiện hành? (hình từ Internet)
Hồ sơ kỹ thuật của sàn nâng dùng để nâng người có cần cung cấp thông tin về việc bảo dưỡng định kỳ sàn nâng không?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người quy định như sau:
Quy định về quản lý an toàn trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng sàn nâng
3.1. Hồ sơ kỹ thuật của sàn nâng bao gồm:
3.1.1. Bản thuyết minh chung phải thể hiện được:
3.1.1.1. Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
3.1.1.2. Kiểu mẫu, mã hiệu, năm sản xuất;
3.1.1.3. Tải trọng và số lượng người cho phép;
3.1.1.4. Loại dẫn động, điều khiển.
3.1.2. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động, bản vẽ tổng thể của sàn nâng có ghi các kích thước và thông số chính.
3.1.3. Các kích thước chính của thiết bị và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống (thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, cơ cấu hạn chế quá tải), các tiêu chuẩn áp dụng của sàn nâng.
3.1.4. Quy trình kiểm tra và thử tải, quy trình xử lý, khắc phục sự cố.
3.1.5. Hướng dẫn vận hành, lắp đặt và tháo rời. Nội dung của hướng dẫn phải bao gồm thông tin sau:
3.1.5.1. Hướng dẫn vận hành chi tiết về việc sử dụng an toàn sàn nâng.
3.1.5.2. Thông tin về việc vận chuyển và lưu trữ.
3.1.5.3. Thông tin về việc kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
3.1.5.4. Tháo lắp các bộ phận của hệ thống sàn nâng.
3.1.6. Chứng nhận về chất lượng và xuất xứ các bộ phận hợp thành của sàn nâng.
...
Như vậy, ngoài việc phải cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy định trên thì hồ sơ kỹ thuật của sàn nâng dùng để nâng người bắt buộc phải cung cấp thông tin về việc bảo dưỡng định kỳ sàn nâng.
Đơn vị lắp đặt ngoài việc có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công việc bảo dưỡng sàn nâng cần đảm bảo các tiêu chí nào?
Tại tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người quy định như sau:
Quy định về quản lý an toàn trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng sàn nâng
...
3.5. Các yêu cầu đối với việc lắp đặt, bảo trì sàn nâng
3.5.1. Sàn nâng chỉ được lắp đặt khi có đủ các điều kiện sau:
3.5.1.1. Có đủ hồ sơ kỹ thuật như đã nêu ở mục 3.1 của quy chuẩn này.
3.5.1.2. Sàn nâng sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định. Sàn nâng nhập khẩu ở dạng tháo rời phải được chứng nhận hợp quy và hoàn thành thủ tục hải quan sau khi lắp đặt xong.
3.5.1.3. Các bộ phận chi tiết máy đi kèm phải đồng bộ hoặc chế tạo theo dạng liên kết của nhiều hãng, nhiều quốc gia thì phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu của nhà sản xuất sàn nâng đứng tên.
3.5.1.4. Trong quá trình lắp đặt sàn nâng phải đặt các biển cảnh báo để ngăn chặn những người không có thẩm quyền vào khu vực đang lắp đặt, bảo trì.
3.5.2. Yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt, bảo trì sàn nâng:
3.5.2.1. Có đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.
3.5.2.2. Có đủ cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, được huấn luyện về an toàn lao động và được cấp chứng chỉ an toàn lao động theo quy định.
3.5.2.3. Có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công việc lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa sàn nâng.
3.5.2.4. Chịu trách nhiệm về lắp đặt, bảo trì theo hợp đồng đã ký kết với đơn vị sử dụng.
3.5.2.5. Hướng dẫn vận hành, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, chế độ kiểm tra định kỳ và các biện pháp khắc phục sự cố khẩn cấp cho đơn vị sử dụng.
3.5.2.6. Xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình lắp đặt, bảo trì, đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động có liên quan và hướng dẫn lắp đặt, bảo trì của nhà chế tạo.
...
Theo đó, đơn vị lắp đặt ngoài việc có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công việc bảo dưỡng sàn nâng cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Có đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.
- Có đủ cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, được huấn luyện về an toàn lao động và được cấp chứng chỉ an toàn lao động theo quy định.
- Có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công việc lắp đặt và sửa chữa sàn nâng.
- Chịu trách nhiệm về lắp đặt, bảo trì theo hợp đồng đã ký kết với đơn vị sử dụng.
- Hướng dẫn vận hành, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, chế độ kiểm tra định kỳ và các biện pháp khắc phục sự cố khẩn cấp cho đơn vị sử dụng.
- Xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình lắp đặt, bảo trì, đồng thời phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động có liên quan và hướng dẫn lắp đặt, bảo trì của nhà chế tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?