Việc bảo dưỡng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thế nào?

Cho tôi hỏi việc bảo dưỡng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thế nào? Có được lựa chọn đơn vị ngoài ngành Công an để bảo dưỡng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ không? Câu hỏi của anh TPN từ Phan Thiết.

Bảo trì hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?

Bảo trì hệ thống giám sát giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-BCA như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
b) Hệ thống thiết bị xử lý tại trung tâm, phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông gồm: hệ thống máy chủ, máy tính, màn hình hiển thị và phần mềm được sử dụng cho việc thực hiện toàn bộ quy trình giám sát, xử lý và quản lý, lưu trữ dữ liệu, hiển thị... của hệ thống giám sát giao thông;
c) Hệ thống truyền dữ liệu gồm: các thiết bị đầu cuối kết nối trực tuyến với hệ thống thiết bị xử lý tại trung tâm. Mạng truyền dữ liệu của hệ thống là mạng Internet Protocol (IP) sử dụng công nghệ truyền dẫn vô tuyến hoặc hữu tuyến;
d) Các thiết bị phụ trợ khác gồm: cột, giá long môn, thiết bị chống sét, thiết bị bảo vệ, thiết bị cảnh báo....
2. Bảo trì hệ thống giám sát giao thông là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống giám sát đang khai thác.

Như vậy, theo quy định, bảo trì hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống giám sát đang khai thác.

Việc bảo dưỡng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thế nào?

Bảo trì hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì? (Hình từ Internet)

Việc bảo dưỡng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thế nào?

Việc bảo dưỡng hệ thống giám sát được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 17/2014/TT-BCA như sau:

Bảo trì hệ thống giám sát giao thông
1. Bảo dưỡng hệ thống giám sát giao thông
Công an các đơn vị, địa phương được giao quản lý hệ thống giám sát giao thông có trách nhiệm tổ chức bảo dưỡng hệ thống giám sát giao thông do mình quản lý, cụ thể:
a) Các thiết bị đầu cuối (máy đo tốc độ có ghi hình, camera giám sát, camera chụp ảnh phương tiện vi phạm, các thiết bị điều khiển, các thiết bị điện, điện tử và cơ khí khác) phải được bảo dưỡng thường xuyên;
b) Các thiết bị xử lý tại trung tâm, phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; hệ thống truyền dữ liệu phải được bảo dưỡng theo định kỳ 03 tháng 01 lần;
c) Các thiết bị phụ trợ khác (cột, giá long môn, thiết bị chống sét, thiết bị bảo vệ, thiết bị cảnh báo…) phải được bảo dưỡng theo định kỳ 06 tháng 01 lần;
d) Khi tiến hành bảo dưỡng phải tuân theo đúng quy trình kỹ thuật đối với từng loại thiết bị, phải có sổ nhật ký ghi nhận tình trạng trước và sau khi bảo dưỡng.
2. Sửa chữa hệ thống giám sát giao thông
...

Như vậy, theo quy định, việc bảo dưỡng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Công an các đơn vị, địa phương được giao quản lý hệ thống chịu trách nhiệm tổ chức bảo dưỡng, cụ thể:

(1) Các thiết bị đầu cuối (máy đo tốc độ có ghi hình, camera giám sát, camera chụp ảnh phương tiện vi phạm, các thiết bị điều khiển, các thiết bị điện, điện tử và cơ khí khác) phải được bảo dưỡng thường xuyên;

(2) Các thiết bị xử lý tại trung tâm, phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; hệ thống truyền dữ liệu phải được bảo dưỡng theo định kỳ 03 tháng 01 lần;

(3) Các thiết bị phụ trợ khác (cột, giá long môn, thiết bị chống sét, thiết bị bảo vệ, thiết bị cảnh báo…) phải được bảo dưỡng theo định kỳ 06 tháng 01 lần;

Lưu ý: Khi tiến hành bảo dưỡng phải tuân theo đúng quy trình kỹ thuật đối với từng loại thiết bị, phải có sổ nhật ký ghi nhận tình trạng trước và sau khi bảo dưỡng.

Có được lựa chọn đơn vị ngoài ngành Công an để bảo dưỡng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ không?

Việc lựa chọn đơn vị để bảo dưỡng hệ thống giám sát được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 17/2014/TT-BCA như sau:

Bảo trì hệ thống giám sát giao thông
...
3. Việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống giám sát giao thông phải được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và do các đơn vị trong ngành Công an thực hiện; trường hợp các đơn vị trong ngành Công an không bảo dưỡng, sửa chữa được thì đơn vị quản lý hệ thống giám sát giao thông có thể lựa chọn đơn vị ngoài ngành Công an thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa. Việc bảo dưỡng, sửa chữa phải được giám sát chặt chẽ, bảo đảm bí mật thông tin về hệ thống giám sát giao thông.

Như vậy, theo quy định, đơn vị quản lý hệ thống giám sát giao thông có thể lựa chọn đơn vị ngoài ngành Công an thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa trong trường hợp các đơn vị trong ngành Công an không bảo dưỡng, sửa chữa được.

Lưu ý: Việc bảo dưỡng, sửa chữa phải được giám sát chặt chẽ, bảo đảm bí mật thông tin về hệ thống giám sát giao thông.

An toàn giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách nhận biết các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Hướng dẫn cách xem camera giao thông TP. Hồ Chí Minh trực tiếp: Tránh kẹt xe, ngập nước chính xác?
Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 gồm những gì?
Pháp luật
Nghị định 165/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, ATGT đường bộ ra sao?
Pháp luật
Từ năm 2025, lái xe ô tô liên tục 4 tiếng phải dừng nghỉ bao lâu để không bị phạt tiền mới nhất?
Pháp luật
Mẫu thông báo phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ kể từ 1/1 là mẫu nào?
Pháp luật
Xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và cơ sở dữ liệu chuyên ngành năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị kiểm tra kiến thức phát luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 65/2024 thế nào?
Pháp luật
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?
Pháp luật
Bồi thường đất và phần kiến trúc trên đất lấn chiếm hành lang an toàn giao thông ra sao? Đất ở nông thôn có cần phải xin giấy phép xây dựng khi có nhu cầu xây dựng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn giao thông đường bộ
510 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào