Việc bán doanh nghiệp tư nhân có làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp tư nhân đó hay không?
- Doanh nghiệp tư nhân là gì?
- Các trường hợp doanh nghiệp bị chấm dứt sự tồn tại? Khi bán doanh nghiệp tư nhân có làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp hay không?
- Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp hay không?
- Mỗi cá nhân có quyền làm chủ nhiều doanh nghiệp tư nhân không?
- Có được quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân?
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Các trường hợp doanh nghiệp bị chấm dứt sự tồn tại? Khi bán doanh nghiệp tư nhân có làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 98 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty.
Căn cứ khoản 4 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
Như vậy, từ những quy định trên một doanh nghiệp được xem là chấm dứt sự tồn tại khi doanh nghiệp đó là công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập. Từ đó ta có thể thấy, việc bán doanh nghiệp tư nhân không làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp tư nhân, nó chỉ chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp từ người này sang người khác và vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật liên quan.
Việc bán doanh nghiệp tư nhân có làm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp tư nhân đó hay không?
Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân có phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 192 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
Như vậy chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trước khi giao quyền sở hữu cho người mua trừ khi chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác. Tóm lại, ngoài việc xác định nghĩa vụ và trách nhiệm về các khoản nợ còn dựa vào trường hợp có sự thỏa thuận của các bên theo quy định trên.
Mỗi cá nhân có quyền làm chủ nhiều doanh nghiệp tư nhân không?
Căn cứ khoản 3 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Như vậy chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập và làm chủ một doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp muốn làm thành lập và làm chủ một doanh nghiệp khác có thể lựa chọn hai loại hình kinh doanh bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Có được quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân?
Căn cứ Điều 191 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê.
Như vậy, bạn có quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Tuy nhiên trong thời gian cho thuê bạn vẫn không thay đổi trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp được quy định theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?