Việc áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu nhằm những mục đích gì? Thẩm quyền áp dụng?
Việc áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu nhằm những mục đích gì?
Biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 23 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định cửa khẩu được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhất định.
Theo đó, chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu được hiểu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định cửa khẩu được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhất định.
Dẫn chiếu đến Điều 24 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về việc áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
Áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu nhằm quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận thương mại, bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; phù hợp với điều kiện hạ tầng vật chất, kỹ thuật của từng cửa khẩu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Việc áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Thương nhân có quyền tự do lựa chọn cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong các cửa khẩu đã được chỉ định.
Theo đó, việc áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu nhằm quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận thương mại, bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; phù hợp với điều kiện hạ tầng vật chất, kỹ thuật của từng cửa khẩu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Cũng theo quy định này, việc áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Lưu ý: Thương nhân có quyền tự do lựa chọn cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong các cửa khẩu đã được chỉ định.
Việc áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu nhằm những mục đích gì? Thẩm quyền áp dụng? (hình từ internet)
Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu được quy định ra sao?
Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 25 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
1. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan quyết định, công bố hàng hóa, cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tương ứng và lộ trình thực hiện.
2. Quyết định áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 45 ngày trước ngày có hiệu lực.
Theo đó, thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu được phân định như sau:
- Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan quyết định, công bố hàng hóa, cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tương ứng và lộ trình thực hiện.
- Quyết định áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 45 ngày trước ngày có hiệu lực.
Những loại hàng hóa nào cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định?
Theo Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương hiện hành quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:
Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Như vậy, hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?