Vị trí và chức năng của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định thế nào? Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện những công việc nào?
Vị trí và chức năng của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định thế nào?
Theo Điều 1 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về phạm vi, đối tượng điều chỉnh như sau:
"Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Nghị định này quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ); nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng).
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ thực hiện theo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ.
3. Các quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ tại Nghị định này không áp dụng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
4. Tên của Bộ và tên của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ được dịch ra tiếng nước ngoài để giao dịch quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao."
Cũng theo Điều 2 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định vị trí và chức năng của Bộ như sau:
"Điều 2. Vị trí và chức năng của Bộ
Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc."
Như vậy, bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Vị trí và chức năng của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định thế nào? Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện những công việc nào?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ gồm những nguyên tắc nào?
Theo Điều 5 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ
1. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ.
2. Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
4. Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.
Điều 14. Về cán bộ, công chức, viên chức
1. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng.
2. Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thuộc lĩnh vực được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
3.[7] Quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
4. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, nghỉ hưu, chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ theo quy định của pháp luật."
Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là gì?
Tại Điều 3, Điều 4 Nghị định 123/2016/NĐ-CP có giải thích Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ như sau:
"Điều 3. Bộ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 4. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.
2. Số lượng Thứ trưởng thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ."
Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu bộ, cơ quan ngang bộ?
Danh sách 18 Bộ trưởng hiện nay là ai? Có bao nhiêu Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ theo quy định hiện nay?
Công việc, nhiệm vụ của Chi Cục trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là gì? Các mối quan hệ trong công việc của Chi Cục trưởng thuộc Bộ là gì?
Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ và phẩm chất như thế nào?
Cơ quan ngang bộ là gì? Chính phủ Việt Nam đang có bao nhiêu cơ quan ngang bộ và đó là những cơ quan nào?
Vụ trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là ai? Vụ trưởng làm việc ở các Bộ, Cơ quan ngang bộ phải có trình độ và phẩm chất như thế nào?
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong bộ máy hành chính Việt Nam được quy định như thế nào?
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ai và số lượng theo quy định là bao nhiêu người?
Vị trí và chức năng của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định thế nào? Bộ trưởng, Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện những công việc nào?
Cục trưởng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, phẩm chất như thế nào?
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?