Ví dụ về rửa tiền mới nhất? Người phạm tội rửa tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Ví dụ về rửa tiền? Người phạm tội rửa tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.
Ví dụ về rửa tiền:
1) Một công ty xây dựng giả mạo thông qua việc lập các hợp đồng không tồn tại với các công ty khác. Công ty này sau đó chi trả tiền cho các hợp đồng giả mạo này và nhận lại tiền mặt hợp pháp từ các công ty khác.
2) Một người mua bất động sản sử dụng tiền mặt từ hoạt động buôn bán ma túy. Người này mua bất động sản bằng tiền mặt và sau đó bán lại nhanh chóng để chuyển đổi thành tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản khác, tạo ra một diện mạo hợp pháp cho số tiền thu được.
Người phạm tội rửa tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ khoản 1 đến khoản 5 Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 122 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
...
Theo đó, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi và số tiền vi phạm mà người phạm tội rửa tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung hình phạt nêu trên.
Ví dụ về rửa tiền? (Hình từ Internet)
Người phạm tội rửa tiền sau đó tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Người phạm tội rửa tiền sau đó tự thú thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không thì theo điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
....
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
Như vậy, người phạm tội rửa tiền nhưng sau đó tự thú thì sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người chuẩn bị phạm tội rửa tiền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người chuẩn bị phạm tội rửa tiền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không căn cứ theo Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
Như vậy, người chuẩn bị phạm tội rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?