Vì định kiến giới xúc phạm danh dự của người tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe về sức khỏe sinh sản có thể bị xử phạt như thế nào?
- Nam nữ có bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục về chăm sóc sức khỏe và sức khoẻ sinh sản không?
- Xúc phạm danh dự của người tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe về sức khỏe sinh sản vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi xúc phạm danh dự người tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe về sức khỏe sinh sản vì định kiến giới không?
Nam nữ có bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục về chăm sóc sức khỏe và sức khoẻ sinh sản không?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế như sau:
Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, nam nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
Đồng thời, nam nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Xúc phạm danh dự của người tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe về sức khỏe sinh sản vì định kiến giới có thể bị xử phạt? (Hình từ Internet)
Xúc phạm danh dự của người tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe về sức khỏe sinh sản vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 7 Điều 12 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến y tế
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới;
b) Trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các tài liệu cho người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
...
Lưu ý, theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi trên.
Đồng thời, buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi xúc phạm danh dự của người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe về sức khỏe sinh sản vì định kiến giới.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi xúc phạm danh dự người tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe về sức khỏe sinh sản vì định kiến giới không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nên đối với hành vi xúc phạm danh dự người tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe về sức khỏe sinh sản vì định kiến giới bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?