Vì định kiến giới mà có hành vi uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người phê bình văn học tham gia hoạt động văn hóa khác có thể bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi, một người có hành vi uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người phê bình văn học tham gia hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi này không? Trên đây là câu hỏi của anh Quốc Việt đến từ Đồng Nai.

Người có hành vi uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người phê bình văn học tham gia hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 và điểm a, điểm đ khoản 5 Điều 11 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến văn hóa, thể dục, thể thao như sau:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến văn hóa, thể dục, thể thao
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở người sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn hoặc tham gia hoạt động văn hóa khác, hoạt động thể dục, thể thao vì định kiến giới;
b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật, biểu diễn hoặc tham gia hoạt động văn hóa khác, hoạt động thể dục, thể thao vì định kiến giới.

...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
...
đ) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
...

Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ theo khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.

Lưu ý, theo khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.

Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, hành vi uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người phê bình văn học tham gia hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến văn hóa, thể dục, thể thao.

Người có hành vi uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người phê bình văn học tham gia hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc xin lỗi công khai người phê bình văn học bị xâm phạm đối với hành vi uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người này tham gia hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu)

Và buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người phê bình văn học bị xâm phạm.

Định kiến giới

Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá (Hình từ Internet)

Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá được thể hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao như sau:

Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
2. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó theo khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006 giải thích.

Theo đó, nam nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao. Đồng thời, bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người phê bình văn học tham gia hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...

Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 3.000.000 đồng nên đối với hành vi uy hiếp tinh thần nhằm cản trở người phê bình văn học tham gia hoạt động văn hóa khác vì định kiến giới bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt.

Đối với việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xin lỗi công khai và buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý cho người phê bình văn học bị xâm phạm theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh mới có thể xử phạt.

Bình đẳng giới Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật Bình đẳng giới 2006 quy định gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?
Pháp luật
Bình đẳng giới là gì? Đe dọa dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm nữ vào vị trí quản lý có bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới không?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học vì là con gái là hành vi vi phạm pháp luật? Mức xử phạt đối với hành vi này thế nào?
Pháp luật
Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào khóa đào tạo vì lý do mang thai thì cơ sở đào tạo bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thành lập doanh nghiệp vì định kiến giới có thể bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đã có Luật Thi đua khen thưởng 2022: Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng từ 01/01/2024?
Pháp luật
Vì phân biệt bình đẳng giới mà trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các tài liệu cho người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Ngày 25/11 là Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái đúng không? Cơ quan bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái?
Pháp luật
Doanh nghiệp có phải kê khai tiền teabreak của người lao động để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp yêu cầu người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi đi công tác xa khi không được người lao động đồng ý thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình đẳng giới
2,074 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình đẳng giới
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào