Vay ODA là gì? Chương trình vay ODA gồm những nội dung gì? Việc ký kết thỏa thuận vay ODA cần thỏa mãn điều kiện cụ thể nào?
Vay ODA là gì?
Chương trình vay ODA
Khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định:
"5. Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc."
Chương trình vay ODA gồm những nội dung nào?
Khoản 2 Điều 29 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định một số nội dung chủ yếu đối với đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài gồm:
- Sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi của chương trình, dự án;
- Dự kiến tổng mức, cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn vay nước ngoài và vốn đối ứng;
- Giá trị khoản vay, bên cho vay và điều kiện, điều khoản vay (nếu có);
- Đề xuất cơ chế tài chính trong nước; phương án cân đối nguồn trả nợ;
- Dự kiến kết quả chính của chương trình, dự án.
Việc ký kết thỏa thuận vay ODA cần thỏa mãn những điều kiện nào?
Khoản 7 Điều 29 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định điều kiện cần có để việc ký kết thỏa thuận vay ODA có thể được thực hiện, gồm:
"7. Việc ký kết thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho chương trình, dự án phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
b) Thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt."
Theo đó, để thỏa thuận vay ODA có thể được ký kết thuận lợi thì các chương trình, dự án cần phải đảm bảo các điều kiện là:
- Hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật
- Các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt đối với thỏa thuận vay nói trên.
Chính phủ có quy định nào về việc quản lý nguồn vốn vay ODA hay không?
Khoản 9 Điều 29 Luật Quản lý nợ công 2017, hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 91/2018/NĐ-CP quy định chi tiết việc quản lý nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài do Chính phủ quy định như sau:
(1) Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm:
- Quản lý và sử dụng vốn vay, vốn góp, vốn chủ sở hữu đúng mục đích nêu tại Đề án vay, Đề án phát hành trái phiếu;
- Thực hiện hạch toán, kế toán đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật đối với các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Ưu tiên sử dụng nguồn thu từ tài khoản dự án để trả nợ cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và cho khoản vay Quỹ Tích lũy trả nợ của Dự án có liên quan (nếu có);
- Cam kết chuyển doanh thu và các khoản thu nhập hợp pháp khác ngay khi phát sinh từ Dự án về tài khoản dự án để bảo đảm nguồn vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
- Cam kết duy trì số dư trong tài khoản dự án (bằng nguyên tệ hoặc bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi của ngân hàng phục vụ) từ năm đầu tiên phát sinh nghĩa vụ trả nợ để đảm bảo trả nợ vay đúng hạn. Số dư tối thiểu được tính theo công thức tại Phụ lục III Nghị định này và tối thiểu phải bằng 01 kỳ trả nợ tiếp theo trước khi đến hạn trả nợ 10 ngày;
- Ủy quyền vô điều kiện, không hủy ngang cho ngân hàng phục vụ yêu cầu các tổ chức tín dụng nơi đối tượng được bảo lãnh có tài khoản tiền gửi trích tiền từ tài khoản để đảm bảo số dư hoặc thu nợ; đồng thời ủy quyền không hủy ngang cho các tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi được quyền trích tiền từ tài khoản để chuyển cho ngân hàng phục vụ trong vòng 05 ngày sau ngày quy định theo Nghị định này và thỏa thuận vay được bảo lãnh;
- Đối chiếu số liệu nợ định kỳ hàng năm với Bộ Tài chính hoặc gửi bản sao đối chiếu số liệu nợ định kỳ hàng năm với ngân hàng cho vay đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Bộ Tài chính.
(2) Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Theo dõi việc rút vốn, trả nợ của đối tượng được bảo lãnh đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thống kê vào hệ thống quản lý nợ của Bộ Tài chính;
- Đối chiếu số dư nợ bảo lãnh định kỳ hàng năm với đối tượng được bảo lãnh và với người nhận bảo lãnh.
(3) Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm:
- Thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng phục vụ trong suốt quá trình rút vốn, trả nợ của Dự án;
- Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 06 tháng về số dư và biến động thu, chi của tài khoản dự án hoặc tài khoản khác có liên quan tới việc rút vốn và trả nợ của đối tượng được bảo lãnh (nếu có);
- Trường hợp số dư tài khoản dự án nhỏ hơn mức cam kết, ngân hàng phục vụ có quyền yêu cầu đối tượng được bảo lãnh chuyển tiền bổ sung và gửi văn bản báo cáo Bộ Tài chính trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn duy trì số dư theo quy định của Nghị định này.
Theo đó, Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm của đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính, ngân hàng phục vụ để việc thực hiện quản lý nguồn vốn ODA có thể được diễn ra một cách thống nhất, ,có hệ thống.
Như vậy, vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là vốn vay ODA được pháp luật hướng dẫn, quy định chi tiết về nội dung dự án, điều kiện ký kết thỏa thuận cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan để có thể phối hợp thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?