Vào kho tiền trong ngành Ngân hàng khi thực hiện nhiệm vụ bao gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật?
Vào kho tiền trong ngành Ngân hàng khi thực hiện nhiệm vụ bao gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 39 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 12/2017/TT-NHNN quy định như sau:
Đối tượng được vào kho tiền
Khi thực hiện nhiệm vụ, những đối tượng sau được phép vào kho tiền:
1. Thống đốc, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiểm tra các kho tiền trong ngành Ngân hàng.
2. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ vào các kho tiền trong ngành Ngân hàng để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
3. Cán bộ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép bằng văn bản vào kiểm tra hoặc thanh tra kho tiền trong ngành Ngân hàng.
4. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, cán bộ được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản cho phép kiểm tra kho tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm tra kho tiền thuộc hệ thống.
6. Cán bộ được Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản cho phép kiểm tra kho tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc hệ thống.
7. Giám đốc và các thành viên có trách nhiệm giữ chìa khóa cửa kho tiền.
8. Cán bộ kiểm soát vào kho tiền để giám sát việc xuất nhập tài sản; cán bộ kiểm tra kho tiền theo kế hoạch công tác đã được Giám đốc duyệt.
9. Cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ tổ chức và bốc xếp, vận chuyển tài sản bảo quản trong kho tiền hoặc được giao nhiệm vụ vào kho tiền để cứu tài sản trong trường hợp khẩn cấp.
10. Các thành viên của Hội đồng kiểm kê tài sản kho quy định kỳ, đột xuất.
11. Cán bộ giám sát và cán bộ kỹ thuật, công nhân sửa chữa kho tiền; sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị, các ổ khóa trong kho tiền, có giấy đề nghị, được Giám đốc chấp thuận cho phép vào kho tiền.
Trên đây là những đối tượng khi thực hiện nhiệm vụ được phép vào kho tiền trong ngành Ngân hàng.
Vào kho tiền trong ngành Ngân hàng
Trường hợp nào được vào kho tiền trong ngành Ngân hàng?
Theo Điều 40 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định cụ thể:
Các trường hợp được vào kho tiền
1. Thực hiện lệnh, phiếu xuất, nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
2. Nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vào bảo quản trong kho tiền hoặc xuất ra để sử dụng trong ngày.
3. Kiểm tra, kiểm kê tài sản trong kho tiền theo định kỳ hoặc đột xuất.
4. Vệ sinh kho tiền, bốc xếp, đảo kho.
5. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt trang thiết bị trong kho tiền.
6. Cứu tài sản trong kho tiền trong các trường hợp khẩn cấp.
7. Xuất, nhập tài sản tạm gửi kho Ngân hàng Nhà nước; xuất nhập tài sản làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, dịch vụ ngân quỹ khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Các trường hợp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Vào, ra kho tiền trong ngành Ngân hàng được quy định như thế nào?
Tại Điều 41 Thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định như sau:
Quy định vào, ra kho tiền
1. Khi vào, thủ kho tiền vào đầu tiên; khi ra, thủ kho tiền ra cuối cùng. Việc mở và đóng các ô khóa cửa kho tiền theo nguyên tắc từng người một và theo đúng thứ tự, khi mở cửa kho tiền: Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán, thủ kho tiền; ngược lại, khi đóng cửa kho tiền: thủ kho tiền, Trưởng phòng Kế toán, Giám đốc. Mỗi lần vào, ra kho tiền mọi người phải ký tên xác nhận trên sổ đăng ký vào kho tiền.
2. Trước khi vào và sau khi ra khỏi kho tiền, các thành viên vào kho tiền phải có mặt đầy đủ tại gian đệm để chứng kiến các thành viên giữ chìa khóa kho tiền mở, đóng cửa kho tiền. Các thành viên giữ chìa khóa kho tiền phải tự bảo vệ bí mật mã số, chìa khóa cửa kho tiền khi mở, đóng cửa kho tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?