Vào danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ thì công chức cấp huyện có được nâng lương không?
- Công tác rà soát, phát hiện người có tài năng trong hoạt động công vụ thuộc trách nhiệm của ai?
- Vào danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ thì công chức cấp huyện có được nâng lương không?
- Được chọn là người có tài năng trong hoạt động công vụ thì công chức cấp huyện có được ưu tiên trong việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo không?
Công tác rà soát, phát hiện người có tài năng trong hoạt động công vụ thuộc trách nhiệm của ai?
Căn cứ Điều 69 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về việc rà soát, phát hiện người có tài năng trong hoạt động công vụ như sau:
Trách nhiệm rà soát, phát hiện người có tài năng trong hoạt động công vụ
1. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức:
a) Hàng năm, tiến hành rà soát, phát hiện người có tài năng trong hoạt động công vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình quản lý;
b) Đề xuất cấp có thẩm quyền đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ;
c) Chịu trách nhiệm về việc đề xuất hoặc không đề xuất của mình.
2. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý công chức:
a) Lập danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức quản lý (nếu có);
b) Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thường xuyên rà soát, phát hiện người có tài năng trong hoạt động công vụ;
c) Quyết định đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ sau khi trao đổi ý kiến với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Khi đưa vào danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ phải chú trọng tới yếu tố phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, bảo vệ chính trị nội bộ.
Theo đó, việc rà soát, phát hiện người có tài năng trong hoạt động công vụ thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng và quản lý công chức.
Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức thì cần tiến hành rà soát, phát hiện, đề xuất người có tài năng vào danh sách hoặc ra khỏi danh sách cho cấp có thẩm quyền trong hoạt động công vụ do mình quản lý, đồng thời chịu trách nhiệm về việc đề xuất hoặc không đề xuất của mình.
Đối với người đứng đầu cơ quan quản lý công chức cần:
- Lập danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức quản lý (nếu có);
- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo việc thường xuyên rà soát, phát hiện người có tài năng trong hoạt động công vụ;
- Quyết định đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ sau khi trao đổi ý kiến với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Khi đưa vào danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ phải chú trọng tới yếu tố phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, bảo vệ chính trị nội bộ.
Vào danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ thì công chức cấp huyện có được nâng lương không?
Căn cứ khoản 4 Điều 70 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về chính sách về tiền lương đối với công chức cấp huyện được vào danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ như sau:
Chính sách chung đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ
...
4. Chính sách về tiền lương, chế độ phúc lợi và các chính sách khác: Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định việc áp dụng chính sách tiền lương, chế độ phúc lợi và các chính sách khác sau đây:
a) Chế độ phụ cấp tăng thêm so với mức lương theo hệ số hiện hưởng. Phụ cấp tăng thêm không dùng để tính đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế. Kinh phí tăng thêm được xác định trong dự toán kinh phí chi thường xuyên và được phân bổ cho các cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Đặc cách nâng lương trước thời hạn hoặc đặc cách xét nâng ngạch công chức nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động công vụ hoặc được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 3 năm liên tiếp kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch cao hơn liền kề trong cùng ngành chuyên môn với ngạch hiện giữ mà không yêu cầu về thời gian giữ ngạch theo quy định;
c) Được ưu tiên thuê nhà công vụ hoặc vay tiền mua nhà trả góp theo bảo lãnh của cơ quan, tổ chức từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi theo quy định của Chính phủ;
d) Được giữ nguyên chế độ, chính sách trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Trường hợp địa điểm học tập không ở địa phương nơi công tác thì được hưởng các chế độ như đối với người được cử đi công tác.
...
Theo quy định, công chức cấp huyện được dưa vào danh sách người có tài năn trong hoạt động công vụ được đặc cách nâng lương trước thời hạn.
Ngoài ra, công chức cũng có thể được đặc cách xét nâng ngạch công chức nếu
- Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động công vụ hoặc được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 3 năm liên tiếp kể từ ngày có quyết định tuyển dụng,
- Đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch cao hơn liền kề trong cùng ngành chuyên môn với ngạch hiện giữ mà không yêu cầu về thời gian giữ ngạch theo quy định.
Như vậy, công chức cấp huyện khi được vào danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ thì không phải được nâng lương mà sẽ được đặc cách nâng lương trước thời hạn.
Vào danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ thì công chức cấp huyện có được nâng lương không? (Hình từ Internet)
Được chọn là người có tài năng trong hoạt động công vụ thì công chức cấp huyện có được ưu tiên trong việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo không?
Căn cứ khoản 3 Điều 70 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về chính sách về quy hoạch, bổ nhiệm đối với người có tài năng như sau:
Chính sách chung đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ
...
3. Chính sách về quy hoạch, bổ nhiệm:
a) Được ưu tiên xem xét, lựa chọn quy hoạch, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực công tác;
b) Được ưu tiên tập trung bồi dưỡng theo hướng trở thành nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực phù hợp với chuyên môn công tác; được giao chủ trì các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên.
...
Như vậy, trường hợp được đưa vào danh sách người có tài năng trong hoạt động công vụ thì công chức sẽ được ưu tiên xem xét, lựa chọn quy hoạch, bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?