Vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi đáp ứng những yêu cầu nào?
Vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi đáp ứng những yêu cầu nào?
Để được coi là đạt yêu cầu thì vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô thử nghiệm phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2014/BGTVT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.3. Tiêu chí đánh giá
2.3.1. Vành thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi đáp ứng được các yêu cầu trong mục 2.1.1 và 2.1.2.
2.3.2. Kiểu loại sản phẩm được coi là đạt yêu cầu khi tất cả các mẫu thử đều đạt.
Theo quy định trên, vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu khi đáp ứng những yêu cầu sau:
- Kiểu loại vành phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật về vành đó.
- Các kích thước của biên dạng vành và kích thước lỗ van phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật về vành được thử.
- Vành xe hợp kim nhẹ có biểu hiện bị phá hỏng kết cấu khi sản xuất thì không được sửa chữa lại bằng bất kỳ cách nào mà phải loại bỏ.
- Đường kính của vành không được sai lệch quá 1,2 mm so với đường kính danh nghĩa.
- Bề mặt vành thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Bề mặt vành đã gia công tinh không được có vết rạn, nứt và các khuyết tật khác có thể nhìn thấy.
+ Bề mặt của vành tại vị trí tiếp xúc với lốp có giá trị độ nhám (Ra) không được vượt quá 3,2 mm, yêu cầu phải gia công bề mặt trước khi lốp được lắp vào vành. Các góc phía trong của vành và mép ngoài cùng của vành không được có cạnh sắc. Cạnh của lỗ van cũng không được có cạnh sắc. Bề mặt vành tại vị trí lắp lốp và thành của lỗ van có kết cấu hoặc có bề mặt sao cho không gây ảnh hưởng xấu đến tính năng của lốp, săm và van.
- Yêu cầu về độ kín khí: Bánh xe sử dụng lốp không săm không được rò rỉ không khí qua vành xe khi tác dụng áp suất thử theo quy định tại Phụ lục A trong khoảng thời gian ít nhất là 2 phút.
- Độ bền mỏi góc: Khi thử theo Phụ lục B, vành xe phải chịu được 100.000 chu trình thử mà không bị hỏng. Những sự cố sau đây được coi là hỏng:
+ Xuất hiện vết nứt ở bất kỳ phần nào của vành xe.
+ Một hoặc nhiều đai ốc của vành xe tự nới lỏng đến mô men siết nhỏ hơn 60% mô men siết ban đầu, hoặc có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép của vành xe đã được gia cố.
- Độ bền mỏi hướng tâm: Khi thử theo Phụ lục C, vành xe phải chịu 500.000 chu trình thử mà không bị hỏng. Những sự cố sau đây được coi là hỏng:
+ Vành không còn khả năng giữ được lốp.
+ Hình thành các vết nứt ở bất kỳ phần nào của vành xe.
+ Một hoặc nhiều bu lông hoặc đai ốc của vành xe ghép tự nới lỏng đến mô men siết nhỏ hơn 60% mô men siết ban đầu, có sự biến dạng rõ rệt hoặc bất kỳ sự tháo lỏng không bình thường nào tại các chỗ nối ghép của vành xe đã được gia cố.
+ Không duy trì được áp suất khí, do sự rò rỉ trong vành xe.
- Độ bền dưới tác dụng của tải trọng va đập: Khi thử theo Phụ lục D, bánh xe phải chịu đựng được một lần va đập ở lực quy định mà không bị hỏng. Bánh xe được coi là hỏng nếu sau khi thử có một trong các dấu hiệu sau:
+ Xuất hiện vết nứt xuyên qua phần tâm của bánh xe;
+ Nan hoa tách ra khỏi vành;
+ Áp suất khí trong lốp bị giảm đến bằng áp suất không khí bên ngoài trong vòng 1 phút.
Nếu bánh xe có biến dạng hoặc nứt ở phần vành xe tiếp xúc với bề mặt tác dụng của tải trọng va đập thì không được coi là hỏng.
Vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với việc thử độ kín khí đối với vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô là gì?
Theo Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2014/BGTVT thì việc thử độ kín khí đối với vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Vành xe được lắp lốp không săm phù hợp theo quy định của nhà sản xuất. Khi thử ở áp suất sau đây bánh xe không được có sự lọt khí:
+ 450 kPa; hoặc
+ Hai lần áp suất danh nghĩa được quy định cho lốp có áp suất lớn nhất sử dụng để lắp vành xe.
Thử độ kín khí đối với vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô được thực hiện bằng phương pháp nào?
Theo Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 78:2014/BGTVT thì việc thử độ kín khí đối với vành hợp kim nhẹ dùng cho xe ô tô được thực hiện bằng phương pháp sau:
- Sau khi bơm căng lốp đến áp suất quy định, ngâm bánh xe ngập vào trong nước, để bánh xe ổn định trong nước rồi kiểm tra sự rò rỉ khí từ bánh xe.
- Không được có sự rò rỉ không khí qua vành xe thể hiện bởi các bọt khí sau khi tác dụng áp suất thử theo quy định trong mục A.2. trong khoảng thời gian ít nhất là 2 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?