Vành đai biên giới là phần lãnh thổ thế nào? Những hoạt động nào bị hạn chế trong vành đai biên giới?
Vành đai biên giới là phần lãnh thổ thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì vành đai biên giới là phần lãnh thổ từ đường biên giới quốc gia trên đất liền trở vào từ 100 m đến 1.000 m do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia quyết định, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Vành đai biên giới (Hình từ Internet)
Những hoạt động nào bị hạn chế trong vành đai biên giới?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 11 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền như sau:
Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền
1. Các trường hợp được hạn chế hoặc tạm dừng bao gồm:
a) Xảy ra tranh chấp về biên giới, lãnh thổ; xung đột vũ trang; địch xâm nhập; hoạt động khác đe dọa đến chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia;
b) Xảy ra bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin, truy bắt tội phạm có vũ khí;
c) Ngăn chặn thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh lan truyền qua biên giới;
d) Khi có đề nghị hoặc thông báo của Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới về việc hạn chế hoặc tạm dừng qua lại biên giới.
2. Các hoạt động bị hạn chế hoặc tạm dừng bao gồm:
a) Trong vành đai biên giới: ra, vào vành đai biên giới, khu vực có dịch bệnh, hỏa hoạn, lũ lụt, nguy cơ thiên tai xảy ra; họp chợ, tổ chức lễ hội; sản xuất, kinh doanh, xây dựng công trình, thăm dò, khai thác tài nguyên;
b) Trong khu vực biên giới: ra, vào khu vực biên giới, khu vực có dịch bệnh, hỏa hoạn, lũ lụt, nguy cơ thiên tai xảy ra; họp chợ, tổ chức lễ hội; sản xuất, kinh doanh, xây dựng công trình, thăm dò, khai thác tài nguyên;
c) Qua lại biên giới tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính hoặc cửa khẩu song phương, cửa khẩu phụ, lối mở.
...
Theo đó, những hoạt động nào bị hạn chế trong vành đai biên giới gồm:
+ Ra, vào vành đai biên giới, khu vực có dịch bệnh, hỏa hoạn, lũ lụt, nguy cơ thiên tai xảy ra.
+ Họp chợ, tổ chức lễ hội.
+ Sản xuất, kinh doanh, xây dựng công trình, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Việc quyết định hạn chế hoạt động trong vành đai biên giới được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 11 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền như sau:
Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền
...
3. Việc quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong vành đai biên giới, khu vực biên giới được quy định như sau:
a) Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong vành đai biên giới thuộc phạm vi quản lý không quá 12 giờ và báo cáo ngay Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; thông báo cho cơ quan ngoại vụ địa phương, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã sở tại;
b) Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động trong khu vực biên giới thuộc phạm vi quản lý không quá 24 giờ và báo cáo ngay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; thông báo cho Bộ Ngoại giao, Công an cấp tỉnh.
Trường hợp hết thời hạn 24 giờ, nếu xét thấy cần phải tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động trong khu vực biên giới, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng nhưng không quá 24 giờ và thông báo cho Bộ Ngoại giao, Công an cấp tỉnh;
c) Quyết định hạn chế hoặc tạm dừng quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới; thông báo cho lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới.
...
Như vậy, Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định hạn chế hoạt động trong vành đai biên giới thuộc phạm vi quản lý không quá 12 giờ và và báo cáo ngay Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh.
Đồng thời Đồn trưởng Đồn Biên phòng phải thông báo cho cơ quan ngoại vụ địa phương, chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã sở tại; cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới; thông báo cho lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?