Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán tương tự như ngoại tệ không? Bảng mã tiền tệ hiện nay?
Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước có được hạch toán tương tự như ngoại tệ không? Đơn vị đo lường là gì?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước như sau:
Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước
Việc hạch toán trên các tài khoản ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán này phải thực hiện theo các quy định sau:
1. Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán tương tự như ngoại tệ (vàng được coi là một loại ngoại tệ), đơn vị đo lường là gram.
2. Các giao dịch phát sinh theo loại tiền tệ nào được hạch toán theo loại tiền tệ đó.
3. Các bút toán hạch toán ngoại tệ phải được hạch toán trên cặp tài khoản đối ứng và đảm bảo cân đối theo từng loại ngoại tệ.
4. Đối với các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ, hạch toán đồng thời các bút toán đối ứng bằng ngoại tệ và bút toán đối ứng bằng đồng Việt Nam.
5. Đối với các khoản thu, trả lãi, phí bằng ngoại tệ được chuyển đổi ra đồng Việt Nam để hạch toán vào thu nhập, chi phí.
...
Theo quy định nêu trên thì vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán tương tự như ngoại tệ (vàng được coi là một loại ngoại tệ), đơn vị đo lường là gram.
Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được hạch toán tương tự như ngoại tệ không? Bảng mã tiền tệ hiện nay? (Hình từ Internet)
Tỷ giá hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước quy định thế nào?
Theo khoản 6 Điều 9 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về tỷ giá hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước như sau:
- Tỷ giá sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ là tỷ giá mua, bán thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ;
- Tỷ giá sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ khác như thu, trả lãi, phí bằng ngoại tệ, điều chuyển và hoán đổi giữa Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng:
+ Đối với đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do NHNN công bố tại ngày hạch toán;
+ Đối với loại ngoại tệ khác đồng đô la Mỹ: Tỷ giá được quy đổi thông qua tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do NHNN công bố và tỷ giá giữa các loại ngoại tệ niêm yết trên màn hình Reuters hoặc Bloomberg hoặc các phương tiện khác trước 10 giờ sáng ngày hạch toán.
+ Tỷ giá sử dụng để hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ theo Luật Ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Bảng mã tiền tệ được quy định thế nào?
Theo khoản 10 Điều 9 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ và vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước
...
7. Định kỳ (ngày, tháng, quý, năm) khi lập Bảng cân đối tài khoản kế toán quy đổi theo từng loại ngoại tệ và Bảng cân đối tài khoản kế toán cộng quy đổi, hệ thống tự động quy đổi số dư, doanh số hoạt động trong kỳ báo cáo của các tài khoản ngoại tệ ra đồng Việt Nam. Tỷ giá quy đổi cụ thể như sau:
a) Đối với đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá quy định tại điểm b(i) khoản 6 Điều này tại ngày lập Bảng cân đối tài khoản kế toán;
b) Đối với loại ngoại tệ khác đồng đô la Mỹ: Tỷ giá bằng tỷ giá quy định tại điểm b(ii) khoản 6 Điều này tại ngày lập Bảng cân đối tài khoản kế toán;
c) Đối với các khoản mục phi tiền tệ; khoản mục ngoại tệ theo Luật Ngân sách Nhà nước: tỷ giá bằng tỷ giá hạch toán tại ngày giao dịch (các tài khoản này không được đánh giá lại);
d) Số chênh lệch do quy đổi số dư cuối ngày, tháng (quy ra đồng Việt Nam) của các tài khoản có gốc ngoại tệ được hạch toán chuyển vào Tài khoản 503001 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
8. Kết quả mua bán ngoại tệ được tính bằng chênh lệch giữa doanh số bán ngoại tệ với doanh số mua vào tương ứng hạch toán vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí theo quy định.
9. Cuối năm tài chính, số chênh lệch do đánh giá lại ngoại tệ (nếu có) hạch toán vào tài khoản 501003- Vốn do đánh giá lại tài sản (tài khoản cấp III thích hợp).
10. Để phân biệt đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng NHNN sử dụng thống nhất Bảng mã tiền tệ theo quy định tại Phụ lục số 02 của Thông tư này.
Theo đó, để phân biệt đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ, vàng NHNN sử dụng thống nhất Bảng mã tiền tệ theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-NHNN.
XEM THÊM Bảng mã tiền tệ mới nhất 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?