Vắng mặt người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ thì xử lý như thế nào?
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
"1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."
Người đại diện theo pháp luật (Hình từ Internet)
Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ là ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu như sau:
"3. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty."
Như vậy nếu như điều lệ công ty không có quy đinh khác về việc chỉ định người đại diện theo pháp luật của công ty thì chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty đối với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu.
Và căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
"3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền."
Tức là nếu người đại diện theo pháp luật của công ty bạn sắp tới có việc phải ra nước ngoài thì về nguyên tắc người này phải ủy quyền lại cho một người khác tại Việt Nam làm công việc đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo ủy quyền này được làm những công việc gì là tùy thuộc vào nội dung ủy quyền.
Văn bản ủy quyền này chỉ mang tính chất nội bộ doanh nghiệp tự ban hành, không bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực văn bản.
Tại khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định về vấn đề này:
"1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự."
Người được ủy quyền nếu trong phạm vi ủy quyền cho phép họ được ký các hồ sơ về nhân sự, thuế, bảo hiểm,...thì họ vẫn được quyền ký.
Tuy nhiên người đại diện theo pháp luật của công ty vẫn phải chịu trách nhiệm về những giấy tờ mà người được ủy quyền ký.
Theo nội dung mà bạn hỏi, nếu có việc không may xảy ra có bắt buộc phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hay không thì còn phải tùy thuộc vào tình huống thực tế mới xác định chính xác được.
Vì trên thực tế có những công việc bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật thì mới có thể giải quyết được vì người đại diện theo ủy quyền không thể biết được chính xác vấn đề phát sinh.
Mặc dù là như vậy nhưng về cơ bản thì người đại diện theo ủy quyền có thể đứng ra đại diện giải quyết phần lớn công việc phát sinh rồi.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp vắng mặt mà không ủy quyền cho người khác thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 51 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp như sau:
"1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
[...] b) Không ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện hoặc ủy quyền bằng văn bản đã hết hạn nhưng không gia hạn khi người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam; [...]
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
[...] b) Buộc ủy quyền cho người khác làm đại diện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; [...]"
Như vậy nếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam nhưng không ủy quyền cho người khác làm đại diện thì doanh nghiệp sẽ bị phạt 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và buộc ủy quyền cho người khác làm đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?