Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa gồm các hình thức nào? Tổ chức cá nhân kinh doanh vận tải hành khách có được tự thỏa thuận về giá vé với hành khách không?
Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa gồm các hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 có quy định như sau:
Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa
1. Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa gồm các hình thức sau đây:
a) Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến nơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định;
b) Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên cơ sở hợp đồng;
c) Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà.
2. Người kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến có trách nhiệm:
a) Công bố và thực hiện đúng lịch chạy tàu hoặc thời gian vận tải, công khai cước vận tải, lập danh sách hành khách mỗi chuyến đi;
b) Bố trí phương tiện bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung hành khách, hàng hoá phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện; phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn cho hành khách; không để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí không an toàn;
b) Xếp hàng hoá, hành lý của hành khách gọn gàng, không cản lối đi; yêu cầu hành khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;
c) Không chở hàng hoá dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;
d) Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.
Theo đó, về hình thức vận chuyển hành khách đường thủy nội địa gồm theo các hình thức sau đây:
- Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến nơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định;
- Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên cơ sở hợp đồng;
- Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà.
Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa có nghĩa vụ thế nào?
Về nghĩa vụ của tổ chức cá nhân kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa, theo Điều 4 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2019/TT-BGTVT và tiếp tục được sửa đổi bởi được sửa đổi bởi Điều 8 Thông tư 35/2020/TT-BGTVT có quy định cụ thể như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa
1. Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh theo quy định đồng thời bố trí tại những vị trí theo đúng thiết kế của phương tiện; đối với phương tiện mà thiết kế bị thất lạc thì phải bố trí tại những vị trí dễ thấy, dễ lấy và không ảnh hưởng đến việc thoát nạn trên phương tiện.
2. Thông báo tại các cảng, bến đón trả hành khách trước 03 ngày khi có sự thay đổi biểu đồ vận hành hoặc lịch hành trình của phương tiện; trước 12 giờ khi có thay đổi thời gian xuất bến (trừ vận tải hành khách ngang sông).
3. Trong thời gian ít nhất là 10 phút trước khi phương tiện tới cảng, bến đón trả hành khách, thuyền trưởng, phải tổ chức thông báo cho hành khách tên cảng, bến, thời gian phương tiện lưu lại và các thông tin cần thiết khác (trừ vận tải hành khách ngang sông).
4. Niêm yết trên tàu: số điện thoại đường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn; bảng nội quy đi tàu (áp dụng cho hành khách), bảng hướng dẫn sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, thùng rác và lối thoát hiểm tại những nơi dễ thấy trên phương tiện.
5. Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự.
6. Đón, trả hành khách tại cảng, bến hành khách được công bố hoặc cấp phép; hợp đồng vận tải phải được ký kết trước khi thực hiện vận chuyển hành khách và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết.
7. Thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vận tải và Cảng vụ có liên quan nơi tổ chức, cá nhân vận tải hành khách;
a) Trước 10 ngày khi triển khai vận tải hành khách theo tuyến cố định;
b) Trước 05 ngày khi ngừng hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
8. Định kỳ báo cáo số lượt hành khách vận chuyển, luân chuyển về Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố nơi tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải, chi tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo số lượt hành khách vận chuyển, luân chuyển:
b) Nội dung báo cáo: Các nội dung liên quan đến số lượt hành khách vận chuyển, luân chuyển theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Tần suất báo cáo: Định kỳ hàng tháng;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 21 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
g) Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Tổ chức cá nhân kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa và hành khách có được tự thỏa thuận về giá vé hay không?
Tại Điều 9 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 34/2019/TT-BGTVT quy định về vé hành khách như sau:
Vé hành khách, bán vé, kiểm soát vé
1. Vé hành khách
a) Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé giấy hoặc vé điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai giá vé tối đa tại cảng, bến hành khách, phương tiện vận tải và trên trang thông tin điện tử; hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách theo quy định;
c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách và hành khách tự thỏa thuận về giá vé cụ thể nhưng không được vượt quá giá vé tối đa đã niêm yết. Vé hành khách do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách tự in và phát hành;
d) Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
Do đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phát hành;
Đối với vé giấy: không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin, phải ghi đúng tuyến vận tải và thời gian chạy;
Đối với vé điện tử: có bản in, bản chụp vé theo quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của đơn vị kinh doanh vận tải, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này.
...
Theo đó thì tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa và hành khách tự thỏa thuận về giá vé cụ thể nhưng không được vượt quá giá vé tối đa đã niêm yết.
Vé hành khách do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách tự in và phát hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, Phụ huynh giao xe cho con không đủ tuổi lái xe máy 110cc bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Từ 14/01/2025, ngừng miễn thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu qua chuyển phát nhanh dưới 1 triệu đồng?
- Thông tư 57/2024 quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng như thế nào?
- Nghị định 166/2024 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng xe cơ giới?
- 03 loại trung tâm sát hạch lái xe theo Nghị định 160/2024 ra sao? Thủ tục cấp lại giấy phép sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe ra sao?