Vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì bị xử phạt như thế nào?
- Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa có trọng lượng bao nhiêu?
- Vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa có trọng lượng bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 24/2015/NĐ-CP về hàng hóa siêu trọng như sau:
Trách nhiệm lập và phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng
1. Hàng hóa siêu trường là hàng hóa có kích thước thực tế không thể tháo rời với chiều rộng trên 10 m hoặc chiều dài trên 40 m hoặc chiều cao trên 4,5 m.
2. Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn.
3. Trước khi thực hiện việc vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng, thuyền trưởng của phương tiện hoặc người vận tải, người kinh doanh vận tải (gọi tắt là người vận tải) phải lập phương án vận tải và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng có các nội dung chủ yếu sau:
a) Xác định chiều rộng, chiều sâu, bán kính cong của luồng; chiều cao tĩnh không của các công trình vượt sông trên tuyến dự kiến vận tải;
b) Vị trí, địa hình nơi xếp, dỡ hàng hóa thiết bị xếp, dỡ;
c) Hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông, yêu cầu hỗ trợ (nếu có);
d) Thời gian, địa điểm nghỉ trên đường hành trình.
...
Theo quy định trên, hàng hóa siêu trọng là hàng hóa có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn.
Vận tải hàng hóa siêu trọng (Hình từ Internet)
Vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 37 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về vận tải qua biên giới, hàng hóa siêu trường, siêu trọng như sau:
Vi phạm quy định về vận tải qua biên giới, hàng hóa siêu trường, siêu trọng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa, hành khách qua biên giới mà không có giấy phép vận tải thủy qua biên giới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng không đúng phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
...
Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, người vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 15.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?