Văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép thì bị xử phạt thế nào?
- Văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép hoạt động thì bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép không?
Văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép hoạt động thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động của văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép hoạt động tại Việt Nam.
...
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP quy định về mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục như sau:
Hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục
...
3. Mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Tổ chức giáo dục nước ngoài (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP bổ sung Điều 3a Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép là 01 năm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
....
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7, Điều 8; khoản 1 và 2, điểm a và b khoản 3, điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 9; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b, c khoản 4 Điều 10; các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18; các khoản 1 và 2 Điều 19; các khoản 1 và 2 Điều 20; các mục 6 và 7 Chương II; các Điều 30, 31; khoản 2 Điều 32, Điều 33; khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 34; hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài;
...
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b, điểm c khoản 10 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện) như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 150.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục với mức phạt tiền cao nhất là 75.000.000 đồng đối.
Do văn phòng đại diện tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động khi đã hết thời hạn cho phép thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt văn phòng này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?