Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện những hoạt động nào tại Việt Nam?
- Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện những hoạt động nào tại Việt Nam?
- Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài có được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài?
Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện những hoạt động nào tại Việt Nam?
Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
...
i) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu;
l) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện
a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e và l Khoản 1 Điều này;
b) Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam;
c) Không được thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam; chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu.
Như vậy, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chỉ được thực hiện những hoạt động nào tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài có được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam không?
Việc mở tài khoản bằng đồng Việt Nam của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
1. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh
a) Thuê trụ sở phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;
b) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật;
c) Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;
d) Chuyển thu nhập của chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Có con dấu theo quy định của pháp luật;
...
2. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện
a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e và l Khoản 1 Điều này;
b) Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam;
c) Không được thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam; chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu.
Như vậy, theo quy định, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của văn phòng.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài?
Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện được quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Các giấy tờ kèm theo Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định, Bộ Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?