Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có được sử dụng con dấu không? Điều kiện để sử dụng con dấu?
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có được sử dụng con dấu không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 17 Luật Thương mại 2005 có quy định như sau:
Quyền của Văn phòng đại diện
1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
5. Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài sẽ được quyền sử dụng con dấu.
Và, con dấu sẽ mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có được sử dụng con dấu không? Điều kiện để sử dụng con dấu? (Hình từ Internet)
Điều kiện để Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được sử dụng con dấu là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 99/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước.
2. Nghị định này không điều chỉnh đối với:
a) Quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư;
b) Dấu tiêu đề; dấu ngày, tháng, năm; dấu tiếp nhận công văn; dấu chữ ký.
Theo đó, pháp luật có quy định về việc quản lý và sử dụng con dấu của tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và chức danh nhà nước.
Do đó, điều kiện để sử dụng con dấu bao gồm:
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
- Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:
+ Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
+ Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;
+ Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.
Do đó, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện trên để được sử dụng con dấu.
(Nội dung điều kiện để sử dụng con dấu được quy định theo Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Những hành vi sử dụng con dấu nào sẽ bị pháp luật nghiệm cấm?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 99/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng con dấu bao gồm:
(1) Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.
(2) Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.
(3) Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.
(4) Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.
(5) Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
(6) Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.
(7) Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.
(8) Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.
(9) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
(10) Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền.
(11) Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
(12) Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(13) Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước mua trước nhà ở có bồi thường thiệt hại cho các bên đã ký kết hợp đồng mua bán nhà ở không?
- Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng của bên bán?
- Mẫu Giấy đề nghị thanh toán làm thêm giờ dành cho người lao động? Tiền lương làm thêm giờ ít nhất vào ngày thường là bao nhiêu?
- Tái định cư tại chỗ là gì theo Nghị định 98? Chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì thực hiện thế nào?
- Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57? Hồ sơ giấy tờ gồm những gì?