Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam không?
- Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam không?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì?
- Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải bằng tiếng nước ngoài hay tiếng Việt Nam?
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam không?
Theo khoản 1 Điều 76 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và không được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
...
Như vậy, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 56 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ gồm các tài liệu sau đây để đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác doanh nghiệp nước ngoài;
- Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập doanh nghiệp nước ngoài trong 3 năm tài chính liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
- Sơ yếu lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người dự kiến giữ chức danh Trưởng văn phòng đại diện;
- Bản giới thiệu về doanh nghiệp nước ngoài;
- Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính cho phép doanh nghiệp nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định.
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải bằng tiếng nước ngoài hay tiếng Việt Nam?
Theo điểm d khoản 2 Điều 15 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn chung về việc nộp, bổ sung hồ sơ, tài liệu
...
2. Hồ sơ, tài liệu nộp Bộ Tài chính phải đáp ứng các quy định sau đây:
a) Các tài liệu có chữ ký, chức danh và con dấu nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại hồ sơ đề nghị phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị, trừ các tài liệu sau đây: Văn bản đề nghị cấp Giấy phép; bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; văn bản của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp; văn bản ủy quyền; văn bản cam kết;
b) Trường hợp hồ sơ có tài liệu là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực;
c) Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh, trừ các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam;
d) Tài liệu được lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm bản dịch chứng thực sang tiếng Việt bởi cơ quan có thẩm quyền. Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;
đ) Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 12 tháng, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Sơ yếu lý lịch phải được lập trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 06 tháng;
g) Các xác nhận của ngân hàng về số dư tiền Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam quy định tại Nghị định này phải được lập trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 06 tháng;
h) Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu.
...
Như vậy, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam phải gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh, trừ các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam.
Nếu tài liệu được lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm bản dịch chứng thực sang tiếng Việt bởi cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?
- Việc cho vay nội bộ trong hợp tác xã cần phải thông qua ai? Khung lãi suất cho vay nội bộ trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?