Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông là tổ chức kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông có đúng không?
- Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông là tổ chức kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông có đúng không?
- Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
- Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về công tác kiểm soát thủ tục hành chính?
Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông là tổ chức kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông có đúng không?
Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông là tổ chức kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 1 Quyết định 36/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 18/01/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ; giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
Trước đây, vị trí và chức năng của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông được căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1038/QĐ-BTTTT năm 2021 (Hết hiệu lực từ ngày 18/01/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
Văn phòng Bộ là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ; giúp Bộ trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông có các chức năng sau đây:
+ Tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ các hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ;
+ Kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông là tổ chức kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Thông tin và Truyền thông có đúng không? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Quyết định 36/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 18/01/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
...
2. Cơ cấu tổ chức, biên chế:
a) Cơ cấu tổ chức:
- Phòng Thư ký - Tổng hợp;
- Phòng Văn thư, Lưu trữ và Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Phòng Hành chính;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, đại diện Văn phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ do Chánh Văn phòng quyết định.
Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng có con dấu, tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật.
...
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông được căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 3 Quyết định 1038/QĐ-BTTTT năm 2021 (Hết hiệu lực từ ngày 18/01/2023) như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
...
2. Cơ cấu tổ chức, biên chế:
a) Cơ cấu tổ chức:
- Phòng Thư ký - Tổng hợp;
- Phòng Văn thư, Lưu trữ và Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Phòng Hành chính;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, đại diện Văn phòng và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị thuộc Văn phòng Bộ do Chánh Văn phòng quyết định.
Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng có con dấu, tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật.
..
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
- Các phòng ban trực thuộc Văn phòng Bộ:
+ Phòng Thư ký - Tổng hợp;
+ Phòng Văn thư, Lưu trữ và Kiểm soát thủ tục hành chính;
+ Phòng Hành chính;
+ Phòng Quản trị;
+ Phòng Tài chính - Kế toán;
+ Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
+ Đại diện Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng.
Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về công tác kiểm soát thủ tục hành chính?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác kiểm soát thủ tục hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 36/QĐ-BTTTT năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 18/01/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
3. Tham mưu và tổ chức thực thi công tác kiểm soát thủ tục hành chính
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Thông tin và Truyền thông; công tác truyền thông về cải cách thủ tục hành chính;
c) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ và tại địa phương;
d) Kiểm soát quy định và thực hiện về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông theo quy định; tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông;
đ) Thực hiện việc công bố, công khai cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được công bố, nhập dữ liệu và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
e) Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định của pháp luật; kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý đối với việc không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu hoặc vi phạm về quy định hành chính theo quy định của pháp luật.
...
Trước đây, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác kiểm soát thủ tục hành chính được quy định tại khoản 22 Điều 2 Quyết định 1038/QĐ-BTTTT năm 2021 (Hết hiệu lực từ ngày 18/01/2023) như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trình Bộ trưởng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Thông tin và Truyền thông; công tác truyền thông về cải cách thủ tục hành chính;
- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ và tại địa phương;
- Kiểm soát quy định và thực hiện về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông theo quy định; tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông;
- Thực hiện việc công bố, công khai cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản liên quan trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã được công bố, nhập dữ liệu và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
- Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định của pháp luật; kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý đối với việc không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu hoặc vi phạm về quy định hành chính theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?