Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân hay không? Là đơn vị dự toán cấp mấy?
Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân hay không?
Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 1 Quyết định 989/QĐ-LĐTBXH năm 2013 như sau:
Văn phòng Bộ là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Bộ và công tác quản trị nội bộ.
Văn phòng Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là đơn vị dự toán cấp mấy?
Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tại khoản 12 Điều 2 Quyết định 989/QĐ-LĐTBXH năm 2013 như sau:
Văn phòng Bộ có nhiệm vụ:
1. Tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng tuần của Bộ; là đầu mối tổng hợp và lập báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về công tác chỉ đạo, điều hành và tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ đã được phê duyệt.
2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và ngành thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Bộ, các văn bản hành chính thông thường của Bộ và các nhiệm vụ khác được Bộ giao.
3. Trình Bộ phân công nhiệm vụ và đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nội dung, công việc thuộc trách nhiệm của Bộ được giao tại các nghị quyết, chương trình, kết luận và các văn bản khác do cơ quan của Đảng và Nhà nước ban hành.
4. Tổng hợp tình hình xử lý công việc theo nhiệm vụ được giao, thông tin kịp thời đến Lãnh đạo Bộ các công việc đã được giải quyết, chưa được giải quyết và những công việc cần thiết khác để Lãnh đạo Bộ xem xét, xử lý.
5. Phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp, buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ; ghi biên bản và ra thông báo kết luận các cuộc họp, buổi làm việc của Lãnh đạo Bộ (trong trường hợp người chủ trì cuộc họp, buổi làm việc yêu cầu).
6. Làm đầu mối liên hệ, tổ chức các hoạt động phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ.
7. Thực hiện các nhiệm vụ quản trị hành chính; phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành công việc hàng tuần, hàng ngày của Lãnh đạo Bộ.
8. Tổ chức chỉ đạo, quản lý và thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ hồ sơ, các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ; kiểm tra về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và quy trình thủ tục trong việc trình Lãnh đạo Bộ duyệt, ký và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính theo quy định của pháp luật; quản lý và tổ chức hoạt động của thư viện Bộ.
9. Bảo đảm trật tự, kỷ luật, kỷ cương theo nội quy, quy chế làm việc của cơ quan; quản lý chế độ làm việc, sinh hoạt và hội nghị của Bộ theo quy định của pháp luật và của Bộ.
10. Tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống lụt, bão; bảo đảm an toàn vệ sinh, môi trường, phòng, chống dịch bệnh và công tác y tế đối với cơ quan Bộ; tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, an ninh của Bộ và cơ quan Bộ.
11. Bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc của cơ quan Bộ; quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí hoạt động của cơ quan Bộ.
12. Thực hiện công tác kế toán, tài chính của cơ quan Bộ; là đơn vị dự toán cấp II của Bộ.
...
Theo đó, Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là đơn vị dự toán cấp II của Bộ.
Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có những chức danh lãnh đạo nào?
Lãnh đạo của Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 989/QĐ-LĐTBXH năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Bộ
1. Văn phòng Bộ có Chánh Văn phòng Bộ, các Phó Chánh Văn phòng Bộ, và một số công chức, viên chức, người lao động.
...
Theo đó, Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có Chánh Văn phòng Bộ, các Phó Chánh Văn phòng Bộ, và một số công chức, viên chức, người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?