Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham nhũng làm việc theo chế độ nào?

Cho tôi hỏi Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham nhũng làm việc theo chế độ nào? Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham những là ai? Câu hỏi của anh N.M.L từ Nha Trang.

Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham nhũng có chức năng gì?

Chức năng của Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham nhũng được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 138/2009/QĐ-TTg như sau:

Tên gọi, chức năng của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng
1. Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng có tên gọi là Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh).
2. Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động theo chế độ chuyên trách, có chức năng tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo cấp tỉnh) và Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh), có trách nhiệm tổ chức phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
3. Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được sử dụng con dấu riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định, Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham có chức năng tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Đồng thời, có trách nhiệm tổ chức phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham nhũng làm việc theo chế độ nào?

Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham có chức năng gì? (Hình từ Internet)

Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham nhũng làm việc theo chế độ nào?

Chế độ làm việc của Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 138/2009/QĐ-TTg như sau:

Chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh
1. Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với chế độ chuyên viên, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Họp giao ban hàng tuần; định kỳ hàng tháng, ba tháng, sáu tháng, hàng năm báo cáo tình hình hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo với Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
3. Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh được mời tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cuộc họp, làm việc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân về những nội dung liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
...

Như vậy, theo quy định, Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham nhũng làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với chế độ chuyên viên, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham những là ai?

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham nhũng được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 138/2009/QĐ-TTg như sau:

Tổ chức của Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh
1. Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng. Một số tỉnh, thành phố lớn trực thuộc Trung ương nếu xét thấy cần thiết có thể bố trí hai Phó Chánh Văn phòng.
a. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh kiêm nhiệm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là người đứng đầu Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về mọi hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh;
b. Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tương đương cấp Phó giám đốc sở; giúp Chánh Văn phòng thực hiện một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a. Quyết định biên chế hành chính của Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh theo quy định tại Nghị quyết 294A/2007/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng không quá năm cán bộ, chuyên viên, ở một số tỉnh, thành phố lớn có thể nhiều hơn nhưng không quá mười cán bộ, chuyên viên (không gồm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh) và bố trí nhân viên phục vụ theo yêu cầu công tác của Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh;
b. Lựa chọn và quyết định hình thức phù hợp bảo đảm đáp ứng các điều kiện vật chất cho hoạt động của Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Như vậy, theo quy định, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng chống tham nhũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là người đứng đầu Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về mọi hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Phòng chống tham nhũng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng theo quy định cũ
Pháp luật
Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực định kỳ mới nhất? Tải mẫu đề cương?
Pháp luật
Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo Quy định 191 thế nào?
Pháp luật
Đảng viên có hành vi tham nhũng tiêu cực trong quản lý sử dụng tài chính công theo kết luận có bị đình chỉ công tác?
Pháp luật
Quy định tiếp nhận quà tặng của đơn vị cơ quan nhà nước? Người đứng đầu đơn vị vi phạm quy định xử lý thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay?
Pháp luật
06 biện pháp phòng chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật?
Pháp luật
Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực bị kỷ luật bằng hình thức nào? Gây hậu quả rất nghiêm trọng có bị khai trừ khỏi Đảng?
Pháp luật
Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
Pháp luật
Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tham nhũng
675 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào