Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là gì? Sau khi Văn kiện được phê duyệt thì phải thông báo cho cơ quan nào?
Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là gì?
Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được giải thích tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 50/2020/NĐ-CP thì văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là tài liệu trình bày: bối cảnh; sự cần thiết; mục tiêu; nội dung chủ yếu của khoản viện trợ; kết quả, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; tổng vốn viện trợ, cơ cấu vốn; phương thức viện trợ; điều kiện của bên viện trợ (nếu có); hình thức tổ chức quản lý thực hiện khoản viện trợ.
Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là gì? Sau khi Văn kiện được phê duyệt thì phải thông báo cho cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt thì phải thông báo cho cơ quan nào?
Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt thì phải thông báo cho cơ quan được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Nghị định 50/2020/NĐ-CP như sau:
Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
1. Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương tiếp nhận của Thủ tướng Chính phủ: Cơ quan chủ quản căn cứ Quyết định chủ trương tiếp nhận để phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này:
a) Cơ quan chủ quản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan;
b) Nội dung lấy ý kiến gồm: Sự phù hợp của khoản viện trợ quốc tế khắc phục hậu quả thiên tai với bối cảnh cụ thể của bộ, ngành, địa phương; sự phù hợp của phương thức tổ chức thực hiện khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai; nguồn vốn; cam kết, điều kiện viện trợ của Bên viện trợ và các bên tham gia (nếu có); khả năng đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của Bên viện trợ; hiệu quả, tính bền vững sau khi kết thúc khoản viện trợ;
c) Hồ sơ gửi lấy ý kiến bao gồm: Văn bản trình phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai của cơ quan Chủ khoản viện trợ; văn bản của nhà tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai (thông báo hoặc thỏa thuận viện trợ); dự thảo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;
d) Thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chủ quản;
đ) Trên cơ sở ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan, cơ quan chủ quản giao chủ khoản viện trợ hoàn chỉnh Văn kiện, trình cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;
e) Sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt, cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được phê duyệt thì phải thông báo cho cơ quan chủ quản thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương có liên quan.
Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được điều chỉnh như thế nào?
Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 50/2020/NĐ-CP như sau:
- Đối với các khoản viện trợ quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 12: Cơ quan chủ quản căn cứ Quyết định điều chỉnh chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai;
- Đối với các khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai không quy định tại khoản 1 Điều 12:
Trường hợp có sự thay đổi nội dung về mục tiêu, quy mô viện trợ, đơn vị sử dụng viện trợ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan chủ quản lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan về các nội dung thay đổi. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan, cơ quan chủ quản quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Trường hợp thay đổi các nội dung khác: Cơ quan chủ quản xem xét, quyết định phê duyệt điều chỉnh Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?