Vấn đề điều tra rừng được quy định như thế nào? Đối với việc kiểm kê rừng được thực hiện như thế nào?
Điều tra rừng được quy định như thế nào?
Tại Điều 33 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định điều tra rừng như sau:
- Nội dung điều tra rừng bao gồm:
+ Điều tra, phân loại rừng; phân cấp mức độ xung yếu của rừng phòng hộ;
+ Điều tra, đánh giá chất lượng rừng, tiềm năng phát triển rừng;
+ Điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng;
+ Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học trong rừng;
+ Xây dựng và duy trì hệ thống giám sát diễn biến rừng;
+ Đánh giá về giảm phát thải khí nhà kính do thực hiện các giải pháp hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng.
- Tổ chức điều tra rừng được quy định như sau:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra rừng toàn quốc 05 năm một lần và theo chuyên đề; chỉ đạo việc thực hiện điều tra rừng cấp tỉnh;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra rừng tại địa phương và công bố kết quả.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung điều tra rừng; quy định phương pháp, quy trình điều tra rừng.
Kiểm kê rừng được thực hiện như thế nào?
Kiểm kê rừng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định kiểm kê rừng như sau:
- Kiểm kê rừng thực hiện theo cấp chính quyền gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vi toàn quốc để xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; điều chỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng.
- Nội dung cơ bản của kiểm kê rừng bao gồm:
+ Tập hợp và xử lý thông tin về tài nguyên rừng;
+ Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của lô rừng;
+ Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của chủ rừng;
+ Kiểm kê tổng diện tích, trữ lượng rừng theo cấp hành chính;
+ Lập hồ sơ quản lý rừng của lô, khoảnh, tiểu khu, chủ rừng, đơn vị hành chính.
+ Công bố kết quả kiểm kê rừng.
- Việc kiểm kê rừng được thực hiện 10 năm một lần phù hợp với thời điểm kiểm kê đất đai.
- Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện kiểm kê rừng và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp tỉnh đối với chủ rừng là tổ chức; hoặc cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp huyện đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; kê khai số liệu kiểm kê rừng theo biểu mẫu quy định và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.
- Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm kê rừng; hỗ trợ kinh phí kiểm kê rừng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết nội dung kiểm kê rừng; quy định phương pháp, quy trình kiểm kê rừng.
Cơ sở dữ liệu rừng là gì?
Theo Điều 36 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cơ sở dữ liệu rừng như sau:
- Cơ sở dữ liệu rừng là tập hợp thông tin, dữ liệu về rừng được thiết lập, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và yêu cầu quản lý khác; là bộ phận của hệ thống thông tin về lâm nghiệp.
- Cơ sở dữ liệu rừng bao gồm:
+ Cơ sở dữ liệu về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến rừng;
+ Cơ sở dữ liệu về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; bảo tồn thiên nhiên, loài nguy cấp, quý, hiếm, nghiên cứu khoa học liên quan đến rừng;
+ Cơ sở dữ liệu về điều tra rừng, kiểm kê rừng, diễn biến rừng, kết quả giảm phát thải khí nhà kính liên quan đến rừng;
+ Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến rừng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, quản lý cơ sở dữ liệu rừng thống nhất trong phạm vi cả nước.
Diễn biến rừng được theo dõi như thế nào?
Tại Điều 35 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định theo dõi diễn biến rừng như sau:
- Theo dõi diễn biến rừng được thực hiện hằng năm nhằm nắm vững hiện trạng diện tích các loại rừng, đất chưa có rừng; biến động diện tích các loại rừng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Lô rừng là đơn vị cơ sở để theo dõi diễn biến rừng, được tập hợp theo khoảnh, tiểu khu rừng đối với từng chủ rừng và tổng hợp trên địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh, quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?