Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có những nội dung nào?
- Chủ nợ có được yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản không?
- Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có những nội dung nào?
- Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thuộc trường hợp nào?
Chủ nợ có được yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản không?
Căn cứ Điều 70 Luật Phá sản 2014 quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn theo quy định tại Điều 5 của Luật này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động sau đây:
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Luật Phá sản 2014 quy định về nội dung chủ yếu trong văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
...
2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
đ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
3. Thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, giải quyết đề nghị xem xét lại việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và thi hành quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự.
4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có những nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà chủ nợ phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thuộc trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP quy định về việc hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
Về biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 70 của Luật phá sản
...
4. Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
b) Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản;
c) Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
d) Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật phá sản;
đ) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
e) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên, Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thuộc một trong các trường hợp như sau:
(1) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
(2) Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản;
(3) Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
(4) Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh;
(5) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
(6) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhìn lại những chính sách pháp luật nổi bật 2024? Tổng hợp những chính sách mới nổi bật năm 2024?
- Mẫu Bản cam kết trách nhiệm về xây dựng, cải tạo nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu bản cam kết trách nhiệm?
- Phụ lục giảm thuế GTGT 2025 từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP? Tải về Phụ lục giảm thuế GTGT 2025 chi tiết?
- Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là gì? Tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm được xác định thế nào?
- Nghị định 177/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng ra sao?