Văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ phải được thể hiện bằng hình thức nào?
- Văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ phải được thể hiện bằng hình thức nào?
- Ai có trách nhiệm phê duyệt nội dung văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
- Dự thảo văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình lãnh đạo Văn phòng Chính phủ phải thể hiện những nội dung gì?
Văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ phải được thể hiện bằng hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014 quy định về văn bản thẩm tra như sau:
Văn bản thẩm tra
1. Dự thảo văn bản thẩm tra trình lãnh đạo Văn phòng Chính phủ phải thể hiện rõ quan điểm, đánh giá của Văn phòng Chính phủ về những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định tại Điều 4 của Quy chế này; đề xuất những ý kiến tham mưu cụ thể về nội dung cần chỉnh lý, hoàn thiện đối với dự án, dự thảo.
2. Văn bản thẩm tra dự án, dự thảo phải được thể hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Báo cáo thẩm tra của Văn phòng Chính phủ về dự án, dự thảo (sau đây gọi tắt là Báo cáo thẩm tra);
b) Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ về dự án, dự thảo (sau đây gọi tắt là Phiếu trình);
c) Các hình thức khác.
3. Việc thẩm tra đối với dự án, dự thảo trình phiên họp Chính phủ phải được thể hiện dưới hình thức Báo cáo thẩm tra.
4. Báo cáo thẩm tra dài không quá 5 trang giấy (khổ A4) do Bộ trưởng, Chủ nhiệm ký tên, đóng dấu Văn phòng Chính phủ và được gửi đến các thành viên Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định, văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ phải được thể hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
(1) Báo cáo thẩm tra của Văn phòng Chính phủ về dự án, dự thảo;
(2) Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ về dự án, dự thảo;
(3) Các hình thức khác.
Văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ phải được thể hiện bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm phê duyệt nội dung văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014 quy định về phân công phụ trách trong lãnh đạo Văn phòng Chính phủ như sau:
Phân công phụ trách trong lãnh đạo Văn phòng Chính phủ
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công tác thẩm tra, về nội dung thẩm tra của Văn phòng Chính phủ đối với dự án, dự thảo.
2. Các Phó Chủ nhiệm giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực được phân công và có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo việc chuẩn bị ý kiến thẩm tra các dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực công tác được phân công;
b) Quyết định việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ hoạt động thẩm tra quy định tại Điều 20 của Quy chế này;
c) Chủ trì cuộc họp với lãnh đạo hoặc đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan để xử lý những vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án, dự thảo;
d) Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, nhạy cảm, Phó Chủ nhiệm phụ trách phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
đ) Phê duyệt nội dung văn bản thẩm tra đối với những dự án, dự thảo, trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định thì các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm phê duyệt nội dung văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định.
Dự thảo văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình lãnh đạo Văn phòng Chính phủ phải thể hiện những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014 quy định về văn bản thẩm tra như sau:
Văn bản thẩm tra
1. Dự thảo văn bản thẩm tra trình lãnh đạo Văn phòng Chính phủ phải thể hiện rõ quan điểm, đánh giá của Văn phòng Chính phủ về những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định tại Điều 4 của Quy chế này; đề xuất những ý kiến tham mưu cụ thể về nội dung cần chỉnh lý, hoàn thiện đối với dự án, dự thảo.
2. Văn bản thẩm tra dự án, dự thảo phải được thể hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Báo cáo thẩm tra của Văn phòng Chính phủ về dự án, dự thảo (sau đây gọi tắt là Báo cáo thẩm tra);
b) Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ về dự án, dự thảo (sau đây gọi tắt là Phiếu trình);
c) Các hình thức khác.
3. Việc thẩm tra đối với dự án, dự thảo trình phiên họp Chính phủ phải được thể hiện dưới hình thức Báo cáo thẩm tra.
...
Như vậy, theo quy định dự thảo văn bản thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình lãnh đạo Văn phòng Chính phủ phải thể hiện rõ quan điểm, đánh giá của Văn phòng Chính phủ về:
(1) Những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định tại Điều 4 Quy chế thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 761/QĐ-VPCP năm 2014.
(2) Đề xuất những ý kiến tham mưu cụ thể về nội dung cần chỉnh lý, hoàn thiện đối với dự án, dự thảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?