Văn bản quy phạm pháp luật nào được kiểm tra, xử lý? Kiểm tra, xử lý văn bản phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Văn bản quy phạm pháp luật nào được kiểm tra, xử lý?
Căn cứ theo Điều 103 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 17 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Văn bản được kiểm tra, xử lý
1. Văn bản được kiểm tra gồm:
a) Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
b) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;
c) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân;
d) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
2. Văn bản được xử lý gồm:
a) Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật; văn bản vi phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra dự thảo; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 của Luật;
b) Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;
c) Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra, xử lý gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra gồm:
+ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
+ Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân;
+ Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành.
- Văn bản quy phạm pháp luật được xử lý gồm:
+ Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn;
Văn bản quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại khoản 1 Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
Văn bản vi phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra dự thảo;
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015;
- Văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;
- Văn bản quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)
Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Tại Điều 105 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc kiểm tra, xử lý văn bản sau:
- Bảo đảm tính toàn diện, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; kết hợp giữa việc kiểm tra của cơ quan, người có thẩm quyền với việc tự kiểm tra của cơ quan, người ban hành văn bản; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan.
- Không được lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
- Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản chịu trách nhiệm về kết luận kiểm tra và quyết định xử lý văn bản.
Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 104 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung kiểm tra văn bản
1. Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung.
2. Kiểm tra về nội dung của văn bản.
3. Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản.
Như vậy, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những nội dung sau:
- Kiểm tra về thẩm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thẩm quyền về hình thức và kiểm tra thẩm quyền về nội dung.
- Kiểm tra về nội dung của văn bản.
- Kiểm tra về căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức xử phạt vi phạm giao thông xe máy 2025 về vi phạm quy tắc giao thông tổng hợp như thế nào?
- Không bằng lái xe phạt bao nhiêu 2025? Chạy xe máy, xe ô tô không mang bằng lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
- Dịp Tết Dương lịch nên treo cờ Tổ quốc ngoài nhà hay trong nhà? Cách treo cờ Tổ quốc như thế nào là đúng?
- Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam là ngày nào? Có phải là ngày lễ lớn của nước ta?
- Mức xử phạt vi phạm giao thông xe ô tô 2025 chính thức? Mức phạt ô tô năm 2025 theo Nghị định 168 giao thông thế nào?