Văn bản cần rà soát là gì? Nguyên tắc rà soát các văn bản cần rà soát bao gồm những nội dung nào?
Văn bản cần rà soát là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định rằng:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.
...
Đồng thời, căn cứ theo Điều 39 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Xác định văn bản là căn cứ để rà soát và văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát
1. Văn bản công bố hết hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật, văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, tạm ngưng hiệu lực, quy định hết thời hạn có hiệu lực một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát. Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ; được quy định hết hiệu lực, công bố hết hiệu lực; bị tạm ngưng hiệu lực là văn bản cần rà soát.
2. Văn bản công bố hết hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật, văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, tạm ngưng hiệu lực, quy định hết thời hạn có hiệu lực một hoặc nhiều văn bản được sử dụng làm căn cứ ban hành một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát. Văn bản có văn bản là căn cứ ban hành được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ; được quy định hết hiệu lực, công bố hết hiệu lực; bị tạm ngưng hiệu lực là văn bản cần rà soát.
3. Văn bản công bố hết hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật, văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, tạm ngưng hiệu lực, quy định hết thời hạn có hiệu lực một hoặc nhiều văn bản được dẫn chiếu trong nội dung của một hoặc nhiều văn bản là căn cứ để rà soát. Văn bản có chứa nội dung được dẫn chiếu đến văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ; được quy định hết hiệu lực, công bố hết hiệu lực; bị tạm ngưng hiệu lực là văn bản cần rà soát.
4. Văn bản có quy định liên quan đến một hoặc nhiều văn bản ban hành trước đó là căn cứ để rà soát; văn bản được ban hành trước đó là văn bản cần rà soát.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì văn bản cần rà soát hay văn bản quy phạm pháp luật cần rà soát là các văn bản cần xem xét, đối chiếu, đánh giá nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp, bao gồm các loại văn bản sau đây:
(1) Văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ; được quy định hết hiệu lực, công bố hết hiệu lực; bị tạm ngưng hiệu lực
(2) Văn bản có văn bản là căn cứ ban hành được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ; được quy định hết hiệu lực, công bố hết hiệu lực; bị tạm ngưng hiệu lực
(3) Văn bản có chứa nội dung được dẫn chiếu đến văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ; được quy định hết hiệu lực, công bố hết hiệu lực; bị tạm ngưng hiệu lực
(4) Văn bản được ban hành trước đó.
Văn bản cần rà soát là gì? (Hình từ internet)
Nguyên tắc rà soát các văn bản cần rà soát bao gồm những nội dung nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định về các nguyên tắc rà soát các văn bản cần rà soát bao gồm những nội dung sau:
(1) Hoạt động rà soát văn bản cần rà soát phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản; kết quả rà soát văn bản phải được kịp thời nghiên cứu, xử lý.
(2) Bảo đảm thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
Những văn bản nào cần được rà soát hiện nay theo quy định của Nghị định 79?
Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 79/2025/NĐ-CP có quy định:
Văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, hệ thống hóa
1. Văn bản được rà soát, hệ thống hóa gồm các văn bản quy định tại Điều 4 của Luật, trừ Hiến pháp.
2. Kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản được sử dụng trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; kết quả hệ thống hóa văn bản được sử dụng để tra cứu trong áp dụng và thực hiện pháp luật.
Như vậy, căn căn bản cần được rà soát hiện nay gồm các là văn bản tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, trừ Hiến pháp bao gồm:
(1) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(2) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(3) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(4) Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(5) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(6) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(7) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(8) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
(9) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
(10) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(11) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
(12) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
(13) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.